Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Thơ ca luôn là nơi được các tác giả gửi trao tâm hồn tình cảm của mình. Có không ít những quan niệm đổi về thơ ca. Độc đáo và đặc sắc trong đó ta không thể không kể đến đó chính là quan niệm của Xuân Diệu. Ông cho rằng thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Qua bài thơ ông đồ của Vũ đình Liên, chúng ta thấy được quan niệm của Xuân Diệu đúng đắn và thật hợp lý.E
Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài - đây là một quan điểm đúng đắn của Xuân Diệu. Ông muốn đề cập tới tính toàn diện của thơ ca. Khái niệm hay chưa bao giờ là dễ dàng vì nó liền với quan điểm thẩm mỹ của từng người cũng như quan điểm thẩm mỹ của thời đại. Thế nhưng khi khẳng định thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài, Xuân Diệu đã cất lên một tiếng nói rất cái tôi và rất cá nhân của thơ mới. Hôn, xác, cả bài nhà thơ Xuân Diệu không chỉ đề cập đến nội dung mà còn đang nói đến yếu tố nghệ thuật làm nên đặc sắc của thơ ca. Bài thơ Ông đồ được nói đến của Vũ Đình Liên chính là tác phẩm mang cả hồn, cả xác, cả bài như thế.
Phần hồn trong Ông đồ chính là muốn đề cập tới yếu tố nội dung. Ở đây, điều đặc sắc của bài thơ chính là ở cách tác giả đã sử dụng khéo léo hai hình ảnh ông đồ trong hai thời kì khác nhau và từ đó hướng đến văn hóa dân tộc:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tài giấy đỏ
Những vần thơ đang muốn hướng đến giá trị văn hóa của dân tộc. Cho chữ Nho vào dịp Tết đến xuân về chính là điều làm nên nét đẹp văn hóa riêng biệt, độc đáo. Vũ Đình Liên qua thơ ca của mình chính là nhằm ca ngợi văn hóa dân tộc và hướng đến sự trân trọng dành cho những người như ông đồ - sứ giả lưu giữ vẻ đẹp truyền thống. Ông đồ được trọng vọng và chữ Nho thì được đề cao:
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
Như vậy, trong khổ thơ này, ta có thể dễ dàng bắt gặp tài năng của ông đồ cũng như vẻ đẹp của những người thưởng thức chữ viết. Ông được quý trọng khi chữ Nho vẫn còn là một nét văn hóa quen thuộc với bao người, bao nhà.
Nhưng rồi, thời thế đổi thay. Cách Vũ Đình Liên đặt vấn đề ở đây thật đắt qua quan hệ từ "nhưng". Cách chuyển tiếp làm ý thơ như được tiếp nối:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Chỉ với một lời thơ mà tác giả đã cho ta hiểu về sự lùi xâu của một thời quá khứ khi con người dần mất sự yêu quý, trân trọng dành cho chữ Hán. Ông đồ buồn bã cùng cảnh "mực đọng trong nghiên sầu". Lời thơ ở đây buồn thương da diết. Nỗi buồn nhuốm sang cảnh vật và khiến lòng người mỗi lúc một thêm trầm ngâm.
Phần hồn của bài thơ đã làm tốt như thế, còn xác ở đây chính là sự thành công của thi nhân trong thể thơ năm chữ. Các khổ thơ kết nối nhịp nhàng, linh động. Đặc biệt, hình ảnh hoán dụ, nhân hóa độc đáo cùng câu hỏi tu từ đã làm nên độc đáo muôn phần cho bài thơ. Bạn đọc dễ dàng hình dung bức tranh xuân tươi mới dưới ngòi bút của Vũ ĐÌnh Liên. Ông khéo léo, tài tình làm nên áng thơ thật đẹp trong Thơ mới
Ý kiến của Xuân Diệu càng trở nên sắt đáng khi đặt và minh chứng nó bằng một tác phẩm thơ ca. Thơ ca vẫn sẽ luôn là cội nguồn cảm xúc và chắp cánh cho những ước mơ, khao khát của con người như thế đấy.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |