Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyền thứ 16, có nguồn gốc từ một truyện cổ tích Việt Nam có tên là “Vợ chàng Trương”. So với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, “Chuyện người con gái Nam Xương” phức tạp hơn về tình tiết và sâu sắc hơn về cảm hứng nhân văn. Trong đó, các chi tiết kì ảo cũng góp phần thể hiện nội dung ý nghĩa truyện vô cùng đặc sắc.
Yếu tố kì ảo không có trong toàn bộ câu chuyện mà chỉ hiện lên tập trung, đậm nét trong cái kết mới mà Nguyễn Dữ sáng tạo nên. Các chi tiết kì ảo trong truyện làm cho tác phẩm trở nên li kì, hấp dẫn hơn.
Trong tác phẩm, tác giả xây dựng 3 chi tiết kì ảo. Thứ nhất là Phan Lang đêm nằm mộng thấy có người xin chàng thả rùa xanh mà chàng vừa bắt được (Linh phi hóa thân). Chi tiết thứ hai, Vũ Nương và Phan lang được Linh Phi cứu sống và cho ở nơi động rùa dưới thủy cung. Sau đó, Phan Lang được hồi sinh và trở về trần gian. Thứ ba, linh hồn Vũ Nương trở về trên bến sông khi Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng nói vài lời tỏ minh rồi từ từ biến mất trong sương khói mịt mờ.
Tuyến truyện về Phan Lang với các chi tiết về Linh phi, thuỷ cung, cuộc gặp gỡ của Phan Lang và Vũ Nương, hình ảnh Vũ Nương đi kiệu hoa hiện về trên bến Hoàng Giang… là những sáng tạo của Nguyễn Dữ so với cốt truyện dân gian Vợ chàng Trương.
Trước hết, những chi tiết này đã phủ lên câu chuyện một lớp sương mờ hư ảo, kì quái, đậm chất dân gian, làm cho câu chuyện trở nên lung linh kì ảo, tạo nên sự tò mò, hấp dẫn, lôi cuốn cho người đọc. Cách kết cấu này cũng phức tạp và hấp dẫn hơn cách kết cấu của truyện cổ tích.
Các chi tiết kì ảo có vai trò thúc đẩy kết cấu truyện phát triển, giúp nhà văn triển khai được câu chuyện và đạt được mục đích nghệ thuật của mình. Việc nhờ có phép màu của Linh Phi mà Vũ Nương và Phan Lang được cứu sống để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ sự đó. Phan Lang có thể trở về báo cho Trương Sinh biết sự việc, Vũ Nương có thể trở về giải oan trên bến sông.
Các chi tiết kì ảo góp phần hoàn thiện tính cách và nhân phẩm của nhân vật. Vũ Nương trở về trực tiếp nói lời từ biệt cuối cùng. Nàng hãy còn lưu luyến trần gian nhưng nàng không trở về được nữa vì thế gian này đâu còn chỗ nào để người hiền lành, thủy chung và đức hạnh như nàng dung thân được nữa. Trương Sinh vì thế mà cũng tỏ ra là người biết hối lỗi, khát khao hạnh phúc trong muộn màng.
Nguyễn Dữ đã thành công trong việc sử dụng, sắp xếp hài hòa giữa yếu tố kì ảo và hiện thực. Các yếu tố kì ảo được đưa vào xen kẽ với những yếu tố thực về địa danh, về thời điểm lịch sử, nhân vật và sự kiện lịch sử, những chi tiết thực về trang phục của các mĩ nhân, về tình cảnh nhà Vũ Nương không người chăm sóc sau khi nàng mất… làm cho thế giới kì ảo lung linh, mơ hồ trở nên gần với cuộc đời thực, làm tăng độ tin cậy, khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng.
Các chi tiết kì ảo làm tăng thêm giá trị hiện thực và nhân đạo cho tác phẩm. Đó là tiếng nói bênh vực con người, là minh chứng cho đạo lý ở hiền gặp lành của nhân gian. Hình ảnh thuỷ cung nguy nga tráng lệ tượng trưng cho một thế giới tuyệt mĩ, hạnh phúc mà người phụ nữ nết na, giàu phẩm hạnh được sống xứng đáng. Chi tiết này thể hiện ước mơ thầm kín của Nguyễn Dữ trong việc “tích thiện phùng thiện”: Vũ Nương ở hiển, chịu đau khổ tủi nhục nhưng rồi sẽ được đền đáp xứng đáng. Chi tiết này cũng giúp hoàn thiện tính cách của Vũ Nương, làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của nàng: nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, phẩn mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.
Cách kết thúc truyện – Vũ Nương hiện về đẹp lộng lẫy, huyền ảo rồi biến mất – thể hiện ước mơ về công bằng của người phụ nữ và cũng là của chính tác giả: Vũ Nương được giải oan, sống trong nhung lụa giàu có và được bất tử nơi thuỷ cung.
Chi tiết kì ảo cuối truyện làm cho người đọc nghĩ về một cái kết có hậu nhưng thực ra nó ẩn chứa bi kịch bên trong. Vũ Nương trở về mà vẫn xa cách giữa dòng bởi nàng và chồng con vẫn âm dương chia hai đôi ngả, hạnh phúc vĩnh viễn rời xa. Hạnh phúc gia đình, thiên chức làm mẹ của Vũ Nương đã mãi mãi bị tước đoạt. Tác giả đưa người đọc vào giấc chiêm bao rồi lại kéo chúng ta sực tỉnh giấc mơ để trở về cõi thực, rằng Vũ Nương không thể trở về hưởng hạnh phúc nơi dương gian được nữa. Sự ân hận muộn màng của người chồng hay đàn tràng giải oan đều không cứu vãn được hạnh phúc cho người phụ nữ. Đây là lời cảnh tỉnh của tác giả. Nó để lại dư vị ngậm ngùi trong lòng người đọc và là bài học thấm thía về giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Nguyễn Dữ đã sáng tạo các yếu tố kì ảo để giải oan cho Vũ Nương, thể hiện ước mơ công bằng cho người bất hạnh, đồng thời làm hoàn thiện thêm vẻ đẹp trong nhân cách của Vũ Nương.
Các chi tiết kì ảo cũng tăng thêm tính chất bi thương cho câu chuyện: Vũ Nương chỉ có thể được giải oan chứ không thể trở về sống hạnh phúc với chồng, nàng cũng mãi mãi không thể gặp con. Nàng chỉ có thể tìm thấy hạnh phúc ở thế giới bên kia chứ không có trong đời thực. Cách kết thúc truyện đã phơi bày hiện thực và thể hiện nỗi xót xa, đau đớn của Nguyễn Dữ khi hiểu được bi kịch của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Chế độ nam quyền, thói hồ đồ của người chồng trong gia đình, chiến tranh phi nghĩa của các tập đoàn phong kiến… đã gây ra bi kịch cho người phụ nữ.
Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự kết hợp giữa tự sự và biểu cảm (trong lời nói của Vũ Nương khi dặn dò chồng, nỗi nhớ khi xa chổng, lời minh oan và tuyệt vọng đẩy xót xa cay đắng của nàng…) cùng với việc sử dụng nhiều điển tích, điển cố, thành ngữ… làm nên một áng văn xuôi tự sự giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, sống mãi với thời gian.
Tuy có những phẩm chất tâm hồn đáng quý nhưng Vũ Nương đã phải chịu một số phận cay đắng, oan nghiệt. Nghịch lí ấy tự nó đã là tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến bất công phi lí đương thời chà đạp lên nhân phẩm và hạnh phúc của con người.
Xây dựng hình tượng Vũ Nương, một mặt nhà văn ngợi ca những phẩm chất tâm hồn đáng quý của người phụ nữ, mặt khác thể hiện thái độ cảm thông thương xót cho số phận bất hạnh của họ và cực lực lên án xã hội phong kiến đương thời bất công, phi lí chà đạp, rẻ rúng con người đặc biệt là người phụ nữ.
Các chi tiết kì ảo không những đã phủ một lớp mờ lên câu chuyện, giúp cho nhà văn dễ dàng thể hiện nội dung mà còn thể hiện sâu sắc tấm lòng yêu thương con người, bệnh vực thân phận người phụ nữ và mong muốn họ có được một cuộc sống tốt đẹp của nhà văn. Bởi thế, Chuyện người con gái Nam Xương giống như một sự phản kháng của nhà văn đối với thực tại xã hội đương thời.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |