Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận bài thơ Đường đi học của Nguyễn Ngọc Hứng

cảm nhận bài thơ Đường đi học của Nguyễn Ngọc Hứng
2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.441
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Đường đi học" của Nguyễn Ngọc Hứng là một tác phẩm thể hiện sự tình cảm và tâm hồn của một học sinh trước những ngày tháng đi học. Bài thơ mang đến cho người đọc những cảm xúc tươi trẻ, hồn nhiên và đầy hy vọng.

Tác giả đã khéo léo tạo nên hình ảnh một con đường đi học với những chi tiết sống động, màu sắc tươi tắn. Từng câu thơ được xây dựng một cách tỉ mỉ, nhẹ nhàng nhưng không kém phần sâu sắc. Bài thơ không chỉ đơn thuần miêu tả một con đường, mà còn chứa đựng những ý nghĩa sâu xa về cuộc sống và giá trị của việc học.

Tác giả đã tận dụng những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày để tạo nên sự gần gũi và thân thuộc. Những câu thơ như "Bước chân trẻ thơ trên đường đi học" hay "Áo trắng bay bay trên đường mưa" đã gợi lên trong tâm trí người đọc những kỷ niệm tuổi thơ, những cảm xúc ngọt ngào và hồn nhiên.

Bài thơ cũng thể hiện sự quan tâm và tình yêu thương của gia đình đối với học sinh. Từ việc mẹ chuẩn bị bữa sáng cho con, bố đưa con đi học, tác giả đã thể hiện sự quan tâm và hy vọng của gia đình vào tương lai của con. Điều này giúp người đọc cảm nhận được tình cảm gia đình ấm áp và sự quan trọng của việc học đối với mỗi học sinh.

Tổng thể, bài thơ "Đường đi học" của Nguyễn Ngọc Hứng là một tác phẩm đẹp, tươi sáng và đầy cảm xúc. Nó giúp chúng ta nhìn lại những kỷ niệm tuổi thơ, những ngày tháng đi học với những cảm xúc đáng nhớ. Bài thơ cũng nhắc nhở chúng ta về giá trị của việc học, sự quan tâm và hy vọng của gia đình.
1
1
Vinh
03/11/2023 08:10:59
+5đ tặng

 Con đường tới trường, có lẽ là con đường mà chúng ta thường nhớ nhất, đi lại nhiều nhất của những năm tháng còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường. Con đường đó gắn bó và cùng trải qua với các thế hệ học sinh, những trưa hè nóng bức đạp xe đi học, những ngày mùa đông gió lạnh hay cả những lúc cùng chúng bạn trêu đùa nhau trên đường đi học. Tất cả những kỉ niệm đó sẽ làm chúng ta nhớ mãi. Trong kho tàng văn học, thơ ca Việt Nam rất nhiều tác phẩm hay viết về con đường đi học, trong đó nổi bật lên đó là tác phẩm Đường đi học của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng. 

      Tác giả Nguyễn Ngọc Hưng sinh năm 1960, ông là tác giả của nhiều tập thơ được xuất bản tại Việt Nam. Ông được đánh giá là một nhà thơ lạc quan, yêu đời, dũng cảm vượt lên số phận. Thơ của ông chân thật, gần gũi và chứa đựng tình cảm. Bài thơ là những kí ức của tác giả về con đường đi học thời thơ ấu và qua đó cũng thể hiện tình yêu và lòng biết ơn đối với mẹ của mình.

 

Khúc khuỷu ruột dê ổ gà ổ chó

Đường dẫn con đi suốt tuổi thơ mình

Nhiều gai góc nhưng cũng đầy hoa cỏ

Vui rập rờn theo những cánh bướm xinh…

 

Mười cây số bốn mùa chân xuôi ngược

Manh áo nghèo mưa nắng bạc tóc hoe

Không ngăn nổi hồn nhiên chim sáo hót

Chiều vô tư ngõ đom đóm lập lòe

 

Ôi! thương quá cái thời cơm cõng củ

Lén nhìn con cạo rá mẹ thở dài

Bữa cháo bữa rau qua ngày giáp hạt

Túc tắc rồi con cũng lớn như ai

 

Thêm một tuổi là con thêm một lớp

Bước dài hơn, đi đứng chững chạc hơn

Con đường cũ mở ra nhiều lối mới

Cánh bướm xưa vẫn bay kượn chập chờn.

 

Mê lộ đời lắm ngả ngang ngả dọc

Chợt xênh xang chợt heo hút dặm mòn

Đường đi học vẫn là đường đẹp nhất

Sớm muộn về vẫn có mẹ chờ con !

      Ba khổ thơ đầu tiên là những kí ức của tác giả về con đường đi học. Ngay từ câu mở đầu tác giả đã cho chúng ta thấy hình ảnh con đường tới trường khúc khuỷu, quanh co như ruột dê, ổ gà, ổ chó. 

Khúc khuỷu ruột dê ổ gà ổ chó

Đường dẫn con đi suốt tuổi thơ mình

Nhiều gai góc nhưng cũng đầy hoa cỏ

Vui rập rờn theo những cánh bướm xinh…

 

      Con đường tới trường mà tác giả nhắc đến quanh co, khúc khuỷu, vòng vèo. Con đường này chắc có lẽ vẫn là một con đường đất, với những ổ gà, ổ chó. Nếu không đi cẩn thận thì sẽ ngã ngay vào những ổ này. Con đường này dẫn tác giả đi tới trường suốt tuổi thơ của mình. Ngày ngày cắp sách, đạp xe trên con đường mòn quanh co đó. Cũng chính vì lí do ngày nào cũng đi đi lại lại con đường này mà tác giả cứ nhớ mãi không thể quên. Và bất cứ ai trong chúng ta cũng vậy, cũng có một đường để nhớ. Sau này khi có lớn lên, mỗi khi đi qua đoạn đường đó, những kỉ niệm, những người bạn dường như cũng xuất hiện thoáng qua trong kí ức của mỗi chúng ta. Con đường tới trường này không phải là con đường bằng xi măng hay nhựa đi mượt màng mà trên con đường này còn đầy những gai góc, nhưng lại được điểm thêm hoa và cỏ ở hai bên đường. Có khi đang đi học trên đường mà bỏ cả xe dừng lại để hái bông hoa, cài lên xe. Con đường tới trường lú nào cũng là con đường đẹp nhất và gần gũi nhất. Ở câu thơ cuối của đoạn xuất hiện hình ảnh những chú bướm xinh xinh, tuổi thơ luôn là quãng thời gian, vui vẻ và hồn nhiên nhất. Hái hoa bắt bướm có khi muộn cả học, những vẫn rất vui. 

 

Mười cây số bốn mùa chân xuôi ngược

Manh áo nghèo mưa nắng bạc tóc hoe

Không ngăn nổi hồn nhiên chim sáo hót

Chiều vô tư ngõ đom đóm lập lòe

 

      Mở đầu là cụm từ “mười cây số”, cụm từ này để chỉ đoạn đường mà tác giả đạp xe đi học. Con đường mười cây số là đoạn đường dài, đã vậy còn khúc khuỷu, ổ gà, ổ chó cho ta thấy con đường đi học không dễ dàng mà cũng gặp những khó khăn. Bốn mùa quanh năm đạp xe xuôi ngược đi đi về về. Dù có xa những vẫn rất kiên trì và tìm thấy niềm vui trên đoạn đường đó. Mưa và nắng làm bạc cả áo của tác giả, nắng gió, mua bay đủ cả. Chiếc áo trường cũng vì vậy mà bạc theo năm tháng. Những cái nắng chói chang của mùa hè làm mái tóc đen cũng ngả ngả sang màu hoe hoe. Những khó khăn là vậy nhưng cũng không đủ sức để ngăn cản được sự hồn nhiên, lạc quan của tác giả trên đường tới trường. Tuổi học sinh luôn hồn nhiên và yêu đời như vậy, sự vô tư là điểm đặc biệt của lứa tuổi học sinh. Những buổi chiều muộn đạp xe thong dong trên con đường, vô tư, hồn nhiên. Xuất hiện hình ảnh những con đom đóm lập lòe, trông thật lung linh và đẹp làm sao. 

 

Ôi! thương quá cái thời cơm cõng củ

Lén nhìn con cạo rá mẹ thở dài

Bữa cháo bữa rau qua ngày giáp hạt

Túc tắc rồi con cũng lớn như ai

 

     Mở đầu là câu cảm thán “ôi” tác giả thốt từ tận đáy lòng mình lên. Tác giả nhớ về những kí ức khi đó, khi còn đang sống ở cái thời nghèo khổ, nấu cơm nhưng củ khoai củ sắn thì nhiều hơn cơm. Tác giả nhớ lại và cảm thấy thương cho sự nghèo khó khi đó. Mỗi ngày bữa cháo, bữa rau qua ngày, ăn chẳng đủ no, cháo rau qua ngày nhưng rồi cũng lớn như bao người khác. Thiếu thốn là vậy nhưng rồi cũng lớn khôn, không còn những ngày thong dong, vô tư trên đường đi học như trước. 

     Hai khổ thơ cuối là những lời tâm sự và lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ của mình. 

 

Thêm một tuổi là con thêm một lớp

Bước dài hơn, đi đứng chững chạc hơn

Con đường cũ mở ra nhiều lối mới

Cánh bướm xưa vẫn bay lượn chập chờn.

 

Mê lộ đời lắm ngả ngang ngả dọc

Chợt xênh xang chợt heo hút dặm mòn

Đường đi học vẫn là đường đẹp nhất

Sớm muộn về vẫn có mẹ chờ con !

 

      Mỗi năm qua đi chúng ta lại thêm một tuổi, lại lên một lớp trên cao hơn, con người cũng cao lớn hơn. Những bước chân cũng vững chắc hơn, trưởng thành hơn. Con đường khi xưa chỉ biết đi đến trường và trở về nhà giờ đây đã mở ra nhiều lối rẽ hơn, nhiều đường đi khác lạ hơn. Con đường vẫn vậy, vẫn có những cánh bướm chập chờn, những bông hoa, bụi có ven đường. Nhưng con người chúng ta đã lớn, đã trưởng thành hơn, không còn những ngày tháng vô tư, hái hoa, bắt bướm. 

      Đường đời tuy rộng mở, ngả ngang, ngả dọc nhưng lại chứa đựng những lo âu, muộn phiền của tuổi trưởng thành. Từ láy “ xênh xang, heo hút” cho ta thấy sự lênh đênh, của con đường đời. Tác giả khẳng định con đường đi học là con đường đẹp nhất, chẳng có con đường nào đẹp hơn bởi lẽ đi học chúng ta có bố mẹ nuôi dưỡng, bao bọc. Khi lớn lên rồi phải tự mình gánh vác, tự mình bon chen với cuộc sống ngoài kia. 

      Câu thơ cuối của bài thơ: 

“Sớm muộn về vẫn có mẹ chờ con !”

      Câu thơ thể hiện lòng biết ơn, tình yêu của tác giả đối với mẹ của mình. Dù có ra sao đi chăng nữa thì mẹ vẫn luôn chờ đợi người con trở về để yêu thương, chở che. Người con cũng cảm thấy nhẹ lòng hơn khi có mẹ vẫn đợi ở nhà. 

      Bài thơ Đường đi học là một bài thơ hay. Bài thơ đã cho chúng ta thấy con đường đi học mới đẹp làm sao, dù có những vất vả trên đường đi học nhưng với tuổi ấu thơ hồn nhiên thì những vất vả đó chẳng là gì, dễ dàng vượt qua. Bài thơ cũng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với mẹ của mình. Người luôn chờ đợi những đứa con trở về sau những vất vả, lao đao của cuộc sống ngoài kia. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Thắng
03/11/2023 08:29:42
+4đ tặng

Đường đi học là một trong số rất nhiều bài thơ xuất sắc của Nguyễn Ngọc Hưng. Bài thơ ghi lại những cảm xúc của tác giả về con đường đi học tuổi ấu thơ. Con đường ấy đẹp giản dị, thơ mộng với đầy hoa thơm, cỏ dại. Con đường ấy là dấu mốc phản chiếu tuổi thơ đầy cơ cực của lũ trẻ thôn quê. Nhưng đó cũng là con đường ăm ắp những kỷ niệm không thể quên của những ngày thơ dại.

Bài thơ được chia thành 5 khổ, thể thơ mới 8 chữ được sử dụng khá nhuần nhuyễn và hoàn toàn phù hợp với mạch tâm trạng, tình cảm của nhà thơ. Việc gieo vần bằng trắc linh hoạt ở cuối các câu thơ đã phần nào diễn tả được tình cảm đong đầy của nhà thơ với miền ký ức tươi đẹp của mình.

Khúc khuỷu ruột dê ổ gà ổ chó

Đường dẫn con đi suốt tuổi thơ mình

Nhiều gai góc nhưng cũng đầy hoa cỏ

Vui rập rờn theo những cánh bướm xinh

 Ấn tượng đầu tiên về con đường đi học chính là một con đường thôn quê nghèo với đầy ổ gà, ổ chó, xung quanh đầy những cây dại. Có lẽ với nhiều người xuất thân nông thôn thì con đường này rất đỗi quen thuộc. Con đường ngoằn ngoèo, khúc khuỷu gợi ra cuộc sống nhọc nhằn, khốn khó của con người nơi đây. Tính từ tượng hình “khúc khuỷu” được đảo lên đầu câu thơ như tô đậm thêm cuộc sống nghèo khổ trong ký ức của nhà thơ. Nghèo là thế, vất vả là thế, đường đi trắc trở là thế nhưng nó vẫn có những thứ thật thi vị vì “vui rập rờn theo những cánh bướm xinh”.

 

Từ con đường ấy cuộc sống nghèo khó, lam lũ của con người mở ra, với biết bao nhiêu là thiếu thốn, vất vả. Những đứa trẻ nhà nghèo đi học, đạp chiếc xe cọc cạch trên con đường ngoằn ngoèo, phải 10 cây số mới đến được trường học. Manh áo nghèo, mũ nón rách tả tơi, dầm mưa, dãi nắng, mái tóc bạc đỏ hoe. Nhớ nhất là những tháng ngày dài “cơm cõng củ”, “bữa cháo bữa rau qua ngày giáp hạt”, cái đói luôn ám ảnh cuộc đời của mỗi con người. Phép nhân hoá qua hình ảnh “cơm cõng củ” vừa phần nào cực tả thiếu thốn, vừa thể hiện cái nhìn lạc quan, hóm hỉnh của con người nơi đây. Khó khăn là thế nhưng những đứa trẻ ấy vẫn vô tư, hồn nhiên hát ca “không ngăn nổi hồn nhiên chim sáo hót/ chiều vô tư ngõ đom đóm lập lòe”. Tiếng cười vẫn luôn thường trực trên môi, xua tan cái đói, cái nghèo của con người nơi làng quê.

Năm tháng trôi qua, con mỗi ngày mỗi lớn, bước đi chững chạc hơn, con đường đến trường vẫn dài nhưng đã mở ra nhiều lối mới, là con đường để đến được tri thức. Hạnh phúc hơn là ở nơi cuối con đường “sớm muộn về vẫn có mẹ chờ con”. Vì thế với đứa trẻ trong bài thơ con đường đi tuy ngoằn ngoèo, trắc trở nhưng vẫn là con đường đẹp nhất, con đường hạnh phúc và ấm áp nhất.

Bài thơ tả con đường và cảnh xung quanh con đường đến trường của nhà thơ. Trong ấn tượng của nhà thơ con đường đi học tuy dài, xa, kỷ niệm tuổi thơ tuy nghèo đói vất vả nhưng vẫn là con đường hạnh phúc. Vì nơi đây chính là hình bóng của quê hương, của gia đình và bạn bè, nơi luôn có những kỷ niệm đong đầy và là một phần ký ức không thể quên của nhà thơ.

Bêlinxki đã từng nói “Thơ trước hết là cuộc đời sau đó mới là nghệ thuật”. Đường đi học của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm như thế. Bài thơ là những ký ức ngọt ngào về tuổi thơ nghèo khó nhưng đong đầy nghĩa tình. Những vần thơ giản dị và ngọt ngào đã đánh thức tình yêu sâu thẳm trong mỗi người.

Thắng
chúc bạn học tốt

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo