Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phân tích bài thơ NAM QUỐC SƠN HÀ

viết bài văn phân tích bài thơ NAM QUỐC SƠN HÀ
 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
444
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Nam quốc sơn hà" là một trong những bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Trãi, được viết vào thế kỷ XV. Bài thơ được viết dưới hình thức lục bát, gồm 6 câu, mỗi câu có 8 chữ, thể hiện sự tài hoa và sức sáng tạo của tác giả.

Bài thơ "Nam quốc sơn hà" được viết nhằm tôn vinh vẻ đẹp của quê hương Việt Nam và sự yêu nước của người dân. Tác giả sử dụng những từ ngữ tươi sáng, hùng vĩ để miêu tả cảnh đẹp của quê hương, từ đó thể hiện tình yêu và lòng tự hào về đất nước.

Bài thơ bắt đầu bằng câu "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" để chỉ sự vững vàng của đất nước, với vị trí địa lý đẹp và giàu tài nguyên. Tác giả miêu tả cảnh đẹp của núi sông, biển cả, cây cỏ và hoa lá, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và hùng vĩ.

Bên cạnh đó, bài thơ còn thể hiện lòng yêu nước và lòng tự hào về dân tộc. Tác giả viết "Hùng tráng giữa thiên hà, vẹn tròn như cái trăng khuyết" để chỉ sự kiêu hãnh và lòng dũng cảm của người dân Việt Nam. Tác giả cũng nhắc đến sự hy sinh của các anh hùng dân tộc trong cuộc chiến chống quân xâm lược, tạo nên một tinh thần đoàn kết và sự tự hào về dân tộc.

Bài thơ "Nam quốc sơn hà" còn thể hiện tình yêu và lòng biết ơn đối với vua Lê Lợi - người đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam đánh đuổi quân xâm lược. Tác giả viết "Lê Lợi với tài trí, dũng sĩ với lòng yêu nước" để ca ngợi những đóng góp và thành tựu của vua Lê Lợi.

Tổng kết, bài thơ "Nam quốc sơn hà" là một tác phẩm văn học nổi tiếng, thể hiện sự tài hoa và sức sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Trãi. Bài thơ tôn vinh vẻ đẹp của quê hương Việt Nam, sự yêu nước và lòng tự hào về dân tộc. Bài thơ cũng nhắc đến sự hy sinh và lòng dũng cảm của người dân Việt Nam trong cuộc chiến chống quân xâm lược.
5
0
Tr Hải
03/11/2023 22:11:55
+5đ tặng

“Sông núi nước Nam” được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam. Bởi đó là lời khẳng định đanh thép chủ quyền lãnh thổ của quốc gia dân tộc cũng như nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù.

Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy sang xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bỗng một đêm, quan sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát - hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục được tôn là thần sông Như Nguyệt - có giọng ngâm bài thơ này:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Hai câu thơ đầu là lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc. Trong xã hội phong kiến, toàn bộ diện tích lãnh thổ, của cải vật chất, con người của một đất nước đều thuộc về nhà vua. Vua là người có quyền quyết định tất cả mọi thứ, thậm chí cả quyền sinh sát. Hai chữ “Nam đế” có nghĩa là hoàng đế nước Nam, từ dùng để chỉ người đứng đầu của một quốc gia - thể hiện sự ngang hàng với phương Bắc. Câu thơ đầu tiên vang lên như một lời khẳng định hùng hồn: Lãnh thổ của nước Nam phải do chính người Nam cai quản. Không dừng lại ở đó, đến câu thơ thứ hai lại tiếp tục khẳng định điều ở trên là chân lý không thể chối cãi được, nó đã được ghi tại “thiên thư” - sách trời. Tư tưởng phương Đông luôn coi trọng trời đất. Chủ quyền của dân tộc được ghi tại sách trời thì không ai có thể chối cãi được.

Chân lý là như vậy, mà thực tế lại khác hẳn. Kẻ thù lại dám đem quân sang xâm lược nước ta. Hai câu thơ tiếp theo đã nêu rõ sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc. Câu hỏi tu từ được sử dụng như để chứng minh cho sự phi nghĩa trong cuộc chiến tranh của quân Tống: “Giặc giữ cớ sao xâm phạm đến đây?”. Những kẻ đi xâm lược đất nước của dân tộc khác thì đang làm trái với ý trời. Chính vì thế mà kết cục sẽ vô cùng thảm hại. Kết thúc của một cuộc chiến tranh phi nghĩa chính là sự thất bại của kẻ thù xâm lược. Đó là sự thật đã được lịch sử chứng minh. Câu thơ cuối thể hiện niềm tin vào chiến thắng tất yếu của dân tộc. Điều đó dựa trên tinh thần yêu nước cùng quyết tâm sâu sắc của nhân dân.

Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn hàm súc, giọng thơ đanh thép, hình ảnh mang tính biểu tượng cao, “Nam quốc sơn hà” xứng đáng được mệnh danh là “bài thơ thần”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Thư Mi
03/11/2023 22:20:03
+4đ tặng

Lòng yêu nước là mạch nguồn cảm xúc dạt dào xuyên suốt dòng chảy văn học Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, nội dung yêu nước lại được thể hiện ở những khía cạnh riêng. Bài thơ “Sông núi nước Nam” tương truyền do Lý Thường Kiệt sáng tác trong cuộc kháng chiến chống Tống được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân Việt Nam. Bài thơ là tiếng nói khẳng định độc lập, chủ quyền và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

Nói về sự ra đời của bài thơ, có rất nhiều lời kể khác nhau trong đó có truyền thuyết năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, một đêm bỗng nghe trong đền thờ thần sông Như Nguyệt, có tiếng ngâm bài thơ này. Sự ra đời của bài thơ gắn với niềm tin tâm linh khiến cho bài thơ không chỉ hào hùng mà còn thiêng liêng.

Hai câu thơ đầu, tác giả đã khẳng định chân lý của độc lập, chủ quyền:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

Trong quan niệm đương thời, “đế” là đại diện cho dân cho nước, vì thế ý thơ cần được hiểu rộng sông núi của nước Nam là do người dân nước Nam ở. Chân lý này tưởng chừng là điều đơn giản, hiển nhiên nhưng nó đã được đánh đổi bằng bao mồ hôi, xương máu, nước mắt và cả sự hi sinh của cha ông ta. Chính vì thế Nam quốc là mảnh đất thiêng liêng, anh hùng mà không một ai được phép xâm phạm tới. Câu thơ đầu tiên chính là lời tuyên bố hùng hồn, đanh thép về chủ quyền, lãnh thổ của dân tộc. Tác giả tự xưng dân tộc mình là “Nam quốc”, gọi vua nước ta là “đế”, đó chính là cách để thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Xưa nay, các nước phương Bắc hay coi thường, miệt thị nước ta, xem Đại Việt ta là một nước chư hầu thuộc địa không phải là một quốc gia độc lập, vua ta chỉ là các vương hầu dưới quyền cai trị của chúng hằng năm phải nộp cống vật. Chỉ bằng cách gọi tên ấy, tác giả đã đưa nước Nam sánh ngang cùng các quốc gia khác, khẳng định nước ta là một nước độc lập, có lãnh thổ, chủ quyền riêng không chịu phụ thuộc bởi bất cứ thế lực nào, vua ta cũng là những bậc đế vương anh minh, tài giỏi không thua kém vua bất cứ nước các khác. Câu thơ không chỉ vang lên niềm tự hào, kiêu hãnh về dân tộc mà còn là lời cảnh tỉnh cho sự hống hách, ngông cuồng của bọn đế quốc phương Bắc.

Chân lý của độc lập, chủ quyền của dân tộc không chỉ được minh chứng bằng lý lẽ thực tiễn mà còn được khẳng định bởi “thiên thư”. Hai chữ “tiệt nhiên” được thốt lên chắc nịch, mạnh mẽ, đanh thép mà không ai có thể lên tiếng phản bác. Sông núi nước Nam đã được định phận ở sách trời, có thần linh chứng giám cho nên điều đó là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Kẻ nào dám chống đối với ý đồ đặt gót chân dơ bẩn vào bờ cõi nước Nam cũng có nghĩa là đang đi ngược lại ý trời, kẻ đó ắt sẽ bị trừng phạt thích đáng. Câu thơ mang màu sắc thần linh khiến cho chân lí về độc lập, chủ quyền thêm phần thiêng liêng và có giá trị hơn.

Sau lời khẳng định hùng hồn về độc lập, chủ quyền dân tộc, tác giả đã đưa ra lời cảnh cáo đanh thép đối với kẻ thù:

“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Câu hỏi vang lên mạnh mẽ, dứt khoát đầy cứng rắn hướng tới bọn giặc xâm lược. Coi chúng là “nghịch lỗ” nghĩa là tác giả đã phân định rõ rệt tính chất chính nghĩa và phi nghĩa của cuộc chiến. Ta chiến đấu vì chính nghĩa ắt sẽ gặt hái được thành quả thắng lợi, còn bọn giặc dữ phi nghĩa kia sẽ phải nhận lấy những hậu quả xứng đáng. Câu thơ đã thể hiện rõ thái độ giận dữ, uất hận của tác giả đối với kẻ thù ngang tàng đi ngược lại chân lí, phạm phải ý trời. Càng uất giận, ý chí càng tăng cao, câu thơ cuối cùng như một cú đánh mạnh mẽ có sức cảnh tỉnh lớn với lũ giặc bất nhân: “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Đến đây, tác giả đã trực tiếp gọi quân giặc là “chúng mày” với thái độ coi thường, khinh bỉ. Câu thơ thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng chống lại bọn giặc xâm lược và niềm tin sắt đá vào sự thất bại tất yếu của kẻ thù. Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc cùng giọng điệu đanh thép, hùng hồn, bài thơ đặt trong hoàn cảnh của cuộc kháng chiến có ý nghĩa lớn lao trong việc khích lệ, cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ, đồng thời là lời cảnh cáo đanh thép đối với kẻ thù xâm lược.

“Sông núi nước Nam” là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam mang đậm cảm hứng yêu nước. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù sau này còn được mở rộng, phát triển trong hai áng tuyên ngôn lớn của dân tộc đó là Bình ngô đại cáo và Tuyên ngôn độc lập.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×