Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thông tin hai văn bản truyền thuyết truyện cổ tích?

tìm, đọc, thông tin hai văn bản truyền thuyết truyện cổ tích hạn 1h chiều
1 trả lời
Hỏi chi tiết
71
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Xin lỗi, nhưng tôi không thể tìm và đọc hai văn bản truyền thuyết truyện cổ tích trong một giờ chiều. Tuy nhiên, tôi có thể cung cấp cho bạn một số thông tin về một số truyền thuyết và truyện cổ tích nổi tiếng. Dưới đây là một số ví dụ:

1. Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh: Truyền thuyết này kể về cuộc chiến giữa hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh để tranh giành tình yêu của công chúa Mỵ Nương.

2. Truyện cổ tích Cô bé Lọ Lem: Câu chuyện kể về cô bé Lọ Lem, một cô gái bị áp bức bởi gia đình kế mẹ và cuộc sống khó khăn, nhưng cuối cùng cô bé được một chiếc giày thủy tinh và gặp hoàng tử trong một bữa tiệc.

3. Truyền thuyết Hạ Long: Truyền thuyết này kể về việc Hạ Long - một con rồng hạ cánh xuống vịnh Hạ Long và tạo ra các hòn đảo đẹp như thế.

4. Truyện cổ tích Chú bé thông minh: Câu chuyện kể về một chú bé thông minh tên là Jack, người đã đánh lừa một con quỷ và giành được tài sản cho gia đình mình.

Đây chỉ là một số ví dụ và có rất nhiều truyền thuyết và truyện cổ tích khác. Bạn có thể tìm hiểu thêm về chúng trên các nguồn tài liệu hoặc thư viện.
1
4
Kim Anh
06/11/2023 11:25:46
+5đ tặng
*Thánh Gióng:

1. Đôi nét về thể loại

a. Truyền thuyết

Là loại truyện dân gian, kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử. Qua đó, truyền thuyết thể hiện nhận thức, tình cảm của tác giả dân gian đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử. Đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể.

b. Nhân vật

Nhân vật truyền thuyết có đặc điểm:

  • Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh…
  • Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng.
  • Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

c. Cốt truyện

Cốt truyện truyền thuyết có đặc điểm:

  • Thường xoay quanh công trạng, kỳ tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.
  • Thường sử dụng yếu tố kì ảo để thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.
  • Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại.

d. Yếu tố kì ảo

Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết thường được sử dụng khi cần thể hiện sức mạnh của nhân vật truyền thuyết, phép thuật của thần linh… Qua đó, thể hiện nhận thức tình cảm của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử.

2. Giới thiệu về tác phẩm

a. Tóm tắt

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức nhưng mãi vẫn chưa có nổi một mụn con. Một hôm, bà lão đi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Lúc bấy giờ. giặc Ân đến xâm lược nước ta, nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.

Xem thêm: Tóm tắt bài Thánh Gióng

b. Bố cục

Gồm 4 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “...nằm ấy”: sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “...cứu nước”: sự lớn lên phi thường của Thánh Gióng.
  • Phần 3. Tiếp theo đến “bay lên trời”: Gióng đánh giặc và sự ra đi.
  • Phần 4. Còn lại: sự tưởng nhớ công ơn Thánh Gióng, tương truyền về làng Gióng.
3. Đọc - hiểu văn bản

a. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng

- Đời Vua Hùng thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn nổi tiếng là sống phúc đức nhưng vẫn chưa có một mụn con.

- Một hôm, bà lão đi ra đồng trông thấy một bàn chân to, liền ướm thử vào để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà lão mang thai, sau mười hai tháng thì sinh ra một câu bé.

- Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu thì nằm đấy.

=> Sự ra đời không giống với bất kỳ đứa trẻ bình thường nào, trái với quy luật của tự nhiên. Điều đó như một lời báo hiệu cuộc đời phi thường của cậu bé làng Gióng.

b. Sự sinh trưởng phi thường của Gióng

- Bấy giờ có giặc Ân xâm lược nước ta, nhà vua bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước.

- Cậu bé nghe tiếng giao của sứ giả thì liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây”.

- Gióng yêu cầu sứ giả về nói với nhà vua chuẩn bị “một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một tấm áo giáp sắt” với lời hứa sẽ phá tan lũ giặc này.

=> Câu nói đầu tiên là câu nói với lòng mong muốn xin đi đánh giặc cứu nước cứu dân. Câu nói mang tấm lòng yêu nước của một cậu bé mới ba tuổi nhưng đã có trách nhiệm với đất nước nhân dân.

- Từ khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi: “Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ”.

- Hai vợ chồng làm bao nhiêu không đủ, phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Cả làng vui lòng góp gạo nuôi cậu bé, ai cũng mong cậu giết giặc cứu nước.

=> Sức mạnh của tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Gióng lớn lên trong vòng tay chăm sóc nuôi nấng của nhân dân.

c. Gióng đánh giặc và sự ra đi

* Gióng đánh giặc:

- Giặc đến gần bờ cõi, chàng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.

- Chàng Gióng chuẩn bị ra trận:

  • Mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên ngựa.
  • Thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.
  • Roi sắt gãy, Gióng nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ và chạy trốn.

=> Hình ảnh một con người oai phong, lẫm liệt, tràn đầy sức mạnh.

=> Đúng với sự ra đời kì lạ đã dự báo trước về cuộc đời của một con người phi thường, chàng Gióng chính là biểu tượng cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

* Sự ra đi của Gióng:

- Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời.

=> Con người phi thường nên sự ra đi cũng trở nên phi thường. Thánh Gióng đã trở về với cõi bất tử. Đó chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước.

d. Sự tưởng nhớ công ơn Thánh Gióng, tương truyền về làng Gióng

- Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương, và lập đền thờ ở quê nhà, nay là làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng.

- Dấu tích còn lại ngày nay: những bụi tre ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun mới vàng óng như thế, những vết chân ngựa thành những ao hồ liên tiếp, ngựa thét ra lửa thiêu cháy một làng gọi là làng Cháy…

=> Niềm tin bất diệt của nhân dân vào sức mạnh thần kì của dân tộc.
*Sơn Tinh,Thủy Tinh :
 

- Sơn Tinh, Thủy Tinh thuộc thể loại truyện truyền thuyết.

- Bố cục:

  • Phần 1: Từ đầu đến “ mỗi thứ một đôi ”. Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho con gái.
  • Phần 2: Tiếp theo đến “ Thần nước đành rút quân ”. Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn và cuộc giao đấu của hai vị thần.
  • Phần 3: Còn lại. Sự trả thù hàng năm của Thủy Tinh và sự chiến thắng của Sơn Tinh.

- Tóm tắt: Vào đời Hùng Vương thứ mười tám, nhà vua có một người con gái xinh đẹp, thùy mị. Tên của nàng là Mị Nương. Vua muốn tìm cho Mị Nương một người chồng xứng đáng. Một hôm, hai chàng trai đến xin cầu hôn. Cả hai đều có tài năng hơn người. Một người là Sơn Tinh, một người là Thủy Tinh. Nhà vua đều hài lòng, không biết gả Mị Nương cho ai. Sau khi bàn với các chư hầu, vua đưa ra điều kiện ngày mai ai mang lễ vật đến trước sẽ lấy được Mị Nương làm vợ. Lễ vật gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, được rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được Mị Nương đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Cuộc chiến diễn ra suốt mấy tháng trời, gây ra biết bao tai họa. Cuối cùng, sức Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã cạn kiệt, thần nước đành rút quân. Hằng năm, Thủy Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.

Xem thêm: Tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh

Đọc - hiểu văn bản

1. Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho con gái

- Giới thiệu về thời gian: thời vua Hùng thứ mười tám.

- Sự kiện chính: Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa tình nết dịu hiền. Vua cha hết mực yêu thương nên muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng.

- Các sự kiện kéo theo: Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn:

  • Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh.
  • Một người ở miền biển: gọi gió gió đến, hô mưa mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh.

=> Cả hai đều là những nhân vật xuất chúng khác người từ xuất thân, diện mạo đến tài năng. Một trong hai người lấy được Mị Nương thì đó đều là một hôn ước xứng đôi vừa lứa.

- Chính vì Sơn Tinh và Thủy Tinh đều xuất chúng nên Hùng Vương không biết lựa chọn ai, bèn nghĩ ra yêu cầu ai mang sính lễ đến trước sẽ lấy được Mị Nương.

- Sính lễ gồm có: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

=> Lễ vật đều là những đồ vật không tầm thường, khó tìm và chủ yếu ở vùng núi cao. Qua đó thể hiện sự ưu ái của nhân dân dành cho vị thần núi.

2. Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn và cuộc giao đấu của hai vị thần

- Nguyên nhân giao đấu của hai vị thần: Sơn Tinh mang lễ vật đến trước rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương nên nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh để cướp Mị Nương về.

- Diễn biến của trận đấu:

  • Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời. Nước ngập khắp các đồng ruộng nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi sườn núi, thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

=> Việc Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh đã gieo tai ươm cho đất nước, khiến cho người dân khổ cực.

  • Sơn Tinh bốc từng quả đồi dời từng dãy núi, ngăn chặn dòng nước lũ.

=> Sơn Tinh chính là vị thần cứu nguy cho nhân dân.

- Kết quả: Thủy Tinh sức lực đã kiệt, phải rút quân.

=> Sơn Tinh đã trở thành biểu tượng của sức mạnh của nhân dân chống lại thiên tai bão lũ.

3. Sự trả thù hàng năm của Thủy Tinh và sự chiến thắng của Sơn Tinh

- Từ đó, hàng năm, Thủy Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh với hy vọng cướp được Mị Nương.

- Nhưng Thủy Tinh đều bị Sơn Tinh đánh bại.

=> Sức mạnh, niềm tin của nhân dân chiến thắng thiên tai lũ lụt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo