Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1) Axit
1. Axit làm đổi màu giấy quỳ tím
– Dung dịch axit làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ
2. Axit tác dụng với kim loại
– Axit tác dụng với kim loại tạo thành muối và giải phóng khí Hyđro H2
PTHH : Fe + 2HCl => FeCl2 + H2↑
3. Axit tác dụng với bazơ
– Axit tác dụng với bazo tạo thành muối và nước
PTHH : NaOH + HCl => NaCl + H2O
4. Axit tác dụng với Oxit bazơ
– Axit tác dụng với Oxit bazơ tạo thành muối và nước
PTHH : CuO + 2HCl => CuCl2 + H2O
5. Axit tác dụng với muối
– Muối (tan) + Axit => Muối mới (tan hoặc không tan) + Axit mới (yếu hoặc dễ bay hơi hoặc mạnh).
PTHH : H2SO4 + BaCl2 => BaSO4↓ + 2HCl
2) Bazơ
1. Bazo tác dụng với chất chỉ thị màu
– Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.
– Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.
2. Bazo tác dụng với oxit axit
– Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
PTHH : 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
3. Bazơ tác dụng với axit
– Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước
PTHH : KOH + HCl → KCl + H2O
4. Bazơ tác dụng với muối
– Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.
PTHH : 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2
5. Bazơ phản ứng phân huỷ
– Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.
PTHH : Cu(OH)2 → CuO + H2O
3) Muối
1. Tác dụng với kim loại
– Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.
PTHH : Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
2. Tác dụng với axit
– Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới.
PTHH : BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓
3. Tác dụng với dung dịch muối
– Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.
PTHH : AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓
4. Tác dụng với dung dịch bazơ
– Dung dịch bazơ có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.
PTHH : Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓
5. Phản ứng phân hủy muối
– Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…
PTHH : 2KClO3 → 2KCl + 3O2
4) Oxit
1. Oxit bazơ
a) Tác dụng với nước: Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm)
PTHH : Na2O + H2O → 2NaOH
b) Tác dụng với axit: Oxit bazơ + axit → muối + nước
PTHH:BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O
c) Tác dụng với oxit axit: Một số oxit bazơ, là những oxit bazơ tan trong nước tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
PTHH : CaO + CO2 → CaCO3
2. Oxit axit:
a) Tác dụng với nước: Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
PTHH : SO3 + H2O → H2SO4
b) Tác dụng với dung dịch bazơ: Oxit axit + dd bazơ → muối + nước.
PTHH : CO2+ Ca(OH)2 → H2O + CaCO3
c) Tác dụng với oxit bazơ: Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ (tan) tạo thành muối.
PTHH : CO2 + BaO → BaCO3
3. Oxit lưỡng tính: Một số oxit vừa tác dụng dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ, gọi là oxit lưỡng tính.
Ví dụ : Al2O3, ZnO, SnO, Cr2O3,…
PTHH : Al2O3 + 2NaOH → H2O + 2NaAlO2
4. Oxit trung tính (hay là oxit không tạo muối): Một số oxit không tác dụng với axit, dung dịch, bazơ, nước, gọi là oxit trung tính như: NO, N2O, CO,…
5) KIM LOẠI
1. Tác dụng với oxi
– Kim loại (trừ Au, Ag, Pt) tác dụng với oxi tạo oxit.
2Mg + O2 → 2MgO
2. Tác dụng với phi kim khác
– Tác dụng với Cl2: tạo muối clorua (kim loại có hóa trị cao nhất).
Cu+ Cl2 → CuCl2
3 . Axit HCl, H2SO4 loãng.
Fe + HCl → FeCl2 + H2↑
4 . Tác dụng với axit H2SO4 đặc.
Cu + 2H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2↑ + 2H2O
5. Tác dụng với dung dịch MUỐI
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |