Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nguyên nhân của việc không thực hiện tốt 5k

Nguyên nhân của việc không thực hiện tốt 5k
2 trả lời
Hỏi chi tiết
42
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Có một số nguyên nhân có thể dẫn đến việc không thực hiện tốt 5k, bao gồm:

1. Thiếu ý thức và cam kết: Nếu không có đủ ý thức và cam kết, người tham gia có thể không đủ quyết tâm để thực hiện 5k một cách đầy đủ và hiệu quả.

2. Thiếu kỹ năng và kiến thức: Nếu không có đủ kỹ năng và kiến thức về cách thực hiện 5k, người tham gia có thể gặp khó khăn trong việc áp dụng và thực hiện đúng cách.

3. Môi trường không thuận lợi: Môi trường xung quanh có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện 5k. Ví dụ, nếu không có đủ không gian hoặc thiếu thiết bị phù hợp, người tham gia có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các bước của 5k.

4. Thời gian và áp lực công việc: Nếu người tham gia bị áp lực từ công việc hoặc có quá nhiều việc phải làm, họ có thể không có đủ thời gian và năng lượng để thực hiện 5k một cách đầy đủ và hiệu quả.

5. Thiếu sự hỗ trợ và động viên: Nếu không có sự hỗ trợ và động viên từ gia đình, bạn bè hoặc cộng đồng, người tham gia có thể cảm thấy thiếu động lực và không có đủ sự đồng hành để thực hiện 5k.
2
0
Tạ Nguyên Đức
06/11/2023 19:28:56
+5đ tặng

Khu vực phía nam đã có hơn 70 ngày không có ca mắc Covid-19 ngoài cộng đồng. Điều này có nghĩa rằng, nếu xuất hiện ca bệnh ngoài cộng đồng là do dịch xâm nhập từ bên ngoài.

Thời gian gần đây, tại khu vực này, người nhập cảnh gia tăng nhanh chóng. Riêng trong tháng 4 đã tăng gấp đôi so với tháng 2. Đặc biệt, tỷ lệ ca bệnh dương tính từ người nhập cảnh rất cao, tăng 10-13 lần so với tháng 1-2021. Trong khi đó, kết quả giải trình tự gien mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân Covid-19 về từ nước láng giềng cho thấy có đến gần 86% bệnh nhân mang biến thể phát hiện tại Anh và 14,3% mang biến thể Nam Phi.

Những ngày qua, đoàn kiểm tra của Bộ Y tế đã làm việc với một số tỉnh Tây Nam bộ như Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ… để kiểm tra công tác phòng, chống dịch và tăng cường năng lực y tế cả về dự phòng, xét nghiệm, điều trị cho những địa bàn này.


 GS, TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Y tế thăm và động viên các chiến sĩ tại cửa khẩu biên giới Hà Tiên, Kiên Giang.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long bày tỏ quan ngại, nguy cơ lây nhiễm từ ngoài vào Việt Nam ở khu vực Tây Nam bộ rất lớn cộng thêm dịp nghỉ lễ dài ngày 30-4 – 1-5 sắp tới. Tuy nhiên, hiện có một bộ phận người dân lơ là, mất cảnh giác với việc phòng chống lây nhiễm Covid-19, không tuân thủ khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, đặc biệt không đeo khẩu trang, khử khuẩn. Nếu để xảy ra dịch tại khu vực này sẽ ảnh hưởng mọi mặt từ an sinh, xã hội đến phát triển kinh tế.

Với hơn 56 km đường biên giới chung với Vương quốc Campuchia trên đường bộ lẫn trên biển cùng hơn 145 hòn đảo lớn nhỏ, Bộ Y tế nhận định, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập tại Kiên Giang đặc biệt là khu vực biên giới tại thị xã Hà Tiên là rất lớn.

Bộ Y tế đã đề nghị Bệnh viện Chợ Rẫy đến Kiên Giang để hỗ trợ địa phương này xây dựng các phương án thành lập các khu vực điều trị. Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh hỗ trợ địa phương thiết lập các labo xét nghiệm đủ tiêu chuẩn tại Hà Tiên và Bệnh viện đa khoa tỉnh để nâng cao năng suất và năng lực xét nghiệm của địa phương.

Để tăng miễn dịch cho địa bàn này, Bộ Y tế cho biết các lực lượng biên phòng của Kiên Giang đã được tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 1 và sớm tiêm mũi 2. Các tỉnh biên giới phía Tây Nam sẽ tiếp tục được ưu tiên tiêm vaccine vì đây là vùng nóng nhất hiện nay.


 Đoàn công tác kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Trung tâm y tế huyện An Phú tỉnh An Giang.

Tại An Giang, địa bàn này cũng đang duy trì 200 tổ/1.415 đồng chí (623 bộ đội biên phòng, 792 cán bộ ở các lực lượng liên ngành) để “cắm chốt” tại các chốt chặn, kiểm soát cố định và kiểm soát lưu động trên biên giới để ngăn chặn người xuất – nhập cảnh trái phép qua biên giới và phòng chống dịch Covid-19.

Toàn tỉnh đã tổ chức 16 cơ sở điều trị Covid-19, có khả năng thu dung điều trị 180 người bệnh. Tỉnh đã lên phương án xây dựng Trung tâm Y tế huyện Châu Thành trở thành bệnh viện dã chiến với quy mô 300 giường.

Tại Cần Thơ, trong buổi làm việc chiều 26-4, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã yêu cầu Cục Quản lý Khám chữa bệnh, BV Chợ Rẫy phối hợp với BV đa khoa Trung ương Cần Thơ triển khai ngay việc thiết lập BV dã chiến vùng tại TP Cần Thơ trên tinh thần càng nhanh càng tốt với quy mô tăng dần để chúng ta sẵn sàng ứng phó với tình huống có dịch.

“Việc thiết lập Bệnh viện dã chiến vùng tại TP Cần Thơ với quy mô 800 giường không chỉ phục vụ nhu cầu điều trị bệnh nhân Covid-19 của TP Cần Thơ mà còn phục vụ cho các tỉnh trong khu vực Tây Nam bộ để sẵn sàng đối phó với tình huống dịch có các ca bệnh nặng. Cần triển khai ngay bệnh viện này, trên tinh thần càng nhanh càng tốt với quy mô tăng dần…”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng cũng giao BV Chợ Rẫy phối hợp ngay với các địa phương như An Giang, Đồng Tháp… trao đổi và hỗ trợ về kỹ thuật trong việc thiết lập các bệnh viện dã chiến tại địa phương này.


 Đoàn kiểm tra của Bộ Y tế kiểm tra công tác cách ly, khai báo y tế tại cửa khẩu Thường Phước, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp.

Bộ Y tế chỉ đạo các công tác phòng, chống dịch bệnh trên các tỉnh Tây Nam bộ cần được đẩy mạnh lên cấp độ mới. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các tỉnh cần tiếp tục hoàn thiện các kế hoạch, kịch bản đối phó với dịch bệnh liên quan đến nhập cảnh, kịch bản dịch bệnh xảy ra trong cộng đồng. Tăng cường năng lực xét nghiệm, xét nghiệm trong khu cách ly tập trung tăng từ 2 lên 3 lần theo quy định.

Để biết được các ca bệnh Covid-19 tại Việt Nam có nhiễm biến thể đột biến kép từ Ấn Độ hay không, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đang tiến hành giải trình tự gien một số ca mắc bệnh Covid-19 nhập cảnh về từ Ấn Độ. Theo GS, TS Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, dự kiến trong vài ngày nữa sẽ có kết quả.

PGS, TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng cho biết, biến chủng kép nếu không lây nhiễm ra cộng đồng thì sẽ không đáng lo ngại. Tuy nhiên, biến chủng kép từ Ấn Độ lại có liên quan đến chủng biến thể ở Anh, vì vậy tốc độ lây lan của virus cũng rất nhanh. Vì thế, Việt Nam phải siết chặt hơn nữa công tác quản lý người nhập cảnh và an toàn tại khu cách ly.

Kiên quyết xử phạt các trường hợp không đeo khẩu trang

Nguy cơ dịch bệnh luôn hiện hữu trên khắp cả nước, do đó nơi nào có tập trung đông người, nơi nào lơ là, không tuân thủ các quy định phòng chống dịch và giám sát không bảo đảm thì nơi đó nguy cơ dịch bệnh sẽ tăng lên.

Cục trưởng Y tế dự phòng Đặng Quang Tấn cho biết, ngành y tế dự phòng hiện nay vẫn đang căng mình phòng chống dịch. Tuy nhiên, hiện nay người dân lại rất chủ quan, thờ ơ, lơ là, vẫn tụ tập đông người, vẫn ra ngoài đường mà không đeo khẩu trang, không thực hiện theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. “Chúng tôi hết sức lo ngại, đặc biệt trong những ngày nghỉ lễ sắp tới, người dân sẽ về quê, đi du lịch, nguy cơ dịch bùng phát sẽ rất lớn nếu không kiểm soát tốt”, ông Tấn nói. 

Mới đây nhất, tại cuộc họp phòng, chống dịch tại TP Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 nhấn mạnh, các địa phương phải thực hiện thật tốt các biện pháp 5K đối với cá nhân, đặc biệt là đeo khẩu trang; tự đánh giá định kỳ thực hiện biện pháp phòng, chống dịch và cập nhật lên bản đồ an toàn Covid (antoancovid.vn) đối với trường học, cơ sở y tế, nhà máy, xí nghiệp, bến xe, cơ quan…


 Xử phạt các trường hợp không đeo khẩu trang.

Phó Thủ tướng lưu ý tới đây khi có các lễ hội, sự kiện cần tập trung đông người, các địa phương nhất định phải kiểm tra, kiên quyết xử phạt những trường hợp không đeo khẩu trang. “Chúng ta không loại trừ có những trường hợp nhập cảnh trái phép qua đường mòn, lối mở không bị phát hiện, nếu nhiễm bệnh mà không đeo khẩu trang khi có mặt tại các sự kiện tập trung đông người, bến xe đi lại, đầu mối giao thông thì hậu quả khôn lường”, Phó Thủ tướng nói.

Bên cạnh đó, tại các tỉnh biên giới, người dân cũng phải đóng vai trò quan trọng là một chiến sĩ trên mặt trận chống dịch, phát hiện các ca bệnh xâm nhập trái phép, báo ngay cho cơ quan chức năng để ngăn chặn ca bệnh xâm nhập vào cộng đồng. Duy trì các tổ dân phố, các nhóm phòng chống dịch biên giới “đi từng ngõ gõ từng nhà” để kịp thời phát hiện khi có người lạ. Tại các khu vực đông người: bến xe, nhà hàng khách sạn cần có những cam kết trong phòng, chống dịch bệnh, phát hiện tố giác người lạ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
+4đ tặng

- Nguyên nhân

  1. Thiếu thông tin: Có thể do thiếu thông tin hoặc hiểu sai về các biện pháp 5K, dẫn đến việc không thực hiện đúng cách.

  2. Thói quen cũ: Một số người có thể khó thay đổi thói quen và tuân thủ các biện pháp mới, do đã quen với cách sống trước đây.

  3. Tình huống khó kiểm soát: Đôi khi, môi trường xung quanh có thể tạo ra những tình huống khó kiểm soát, khiến việc tuân thủ 5K trở nên khó khăn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo