Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về cấu tứ, hình ảnh trong bài thơ “Từ ấy”

 

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ...

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về cấu tứ, hình ảnh trong bài thơ “Từ ấy” (Tố Hữu). DỰA VÀO DÀN Ý:

A. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Vấn đề nghị luận.

B. Thân bài:

1. Sơ lược

a. Nhan đề

b. Thể loại

c. Đề tài

2. Phân tích đánh giá

a. Chủ đề

b. Hình ảnh

- Chọn hình ảnh (tưởng tượng, mô tả, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ, ...)

- Lặp lại từ, miêu tả, so sánh, nhân hóa,...

c. Phân tích cấu tứ (mạch cảm xúc)

- Cảm xúc nhân vật:

+ Đ1: Cảm xúc

+ Đ2: Suy nghĩ

+ Đ3: Hành động

- Nhận xét

d. Khái quát chung, thông điệp.

C. Kết bài.

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
557
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài văn nghị luận phân tích và đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về cấu tứ, hình ảnh trong bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu như sau:

A. Mở bài:
- Tác giả: Tố Hữu, một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam, sinh năm 1920 và mất năm 2002. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ thơ mới.
- Tác phẩm: "Từ ấy", một bài thơ ngắn thuộc tập thơ "Đất nước" của Tố Hữu.
- Vấn đề nghị luận: Phân tích và đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về cấu tứ, hình ảnh trong bài thơ "Từ ấy".

B. Thân bài:

1. Sơ lược:
a. Nhan đề: "Từ ấy" - một cụm từ ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, đề cập đến một sự thay đổi, một sự chuyển biến trong tâm trạng và nhận thức của người viết.
b. Thể loại: Bài thơ ngắn.
c. Đề tài: Tình yêu quê hương, tình yêu đất nước.

2. Phân tích đánh giá:
a. Chủ đề: Tình yêu quê hương, tình yêu đất nước là chủ đề chính của bài thơ. Tác giả thể hiện tình yêu và lòng tự hào với quê hương thông qua những hình ảnh và cảm xúc trong bài thơ.
b. Hình ảnh: Tố Hữu sử dụng nhiều hình ảnh tưởng tượng và mô tả để thể hiện tình yêu và sự rộn ràng của quê hương. Ví dụ, "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ", "Mặt trời chân lý chói qua tim", "Hồn tôi là một vườn hoa lá", "Rất đậm hương và rộn tiếng chim". Những hình ảnh này tạo nên một không gian tươi đẹp, tràn đầy sức sống và màu sắc.
- Tác giả cũng sử dụng các phương pháp như lặp lại từ, miêu tả, so sánh, nhân hóa để tăng cường hiệu quả của hình ảnh trong bài thơ.

c. Phân tích cấu tứ (mạch cảm xúc):
- Cảm xúc nhân vật:
+ Đoạn 1: Cảm xúc hạnh phúc, rạng rỡ khi tình yêu quê hương bùng nổ trong tâm trạng của người viết.
+ Đoạn 2: Suy nghĩ sâu xa về tình yêu quê hương và ý nghĩa của việc trải qua nhiều trạng thái khác nhau trong cuộc sống.
+ Đoạn 3: Hành động của người viết là buộc lòng mình với mọi người, để trải qua những trải nghiệm và chia sẻ những khó khăn và niềm vui của cuộc sống.
- Nhận xét: Tác giả thể hiện sự gắn kết mạnh mẽ với quê hương và lòng yêu nước sâu sắc thông qua cảm xúc, suy nghĩ và hành động của nhân vật trong bài thơ.

d. Khái quát chung, thông điệp: Bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu thể hiện tình yêu và lòng tự hào với quê hương. Tác giả muốn truyền đạt thông điệp về tình yêu đất nước, sự gắn kết và chia sẻ trong cuộc sống. Bài thơ mang tính chất tâm linh, khơi gợi sự tự hào và tình yêu quê hương trong lòng người đọc.

C. Kết bài: Từ bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu, chúng ta có thể cảm nhận được sự yêu mến và tự hào với quê hương. Bài thơ mang đến những hình ảnh tươi đẹp và cảm xúc sâu sắc, gợi lên trong lòng người đọc tình yêu và lòng tự hào với quê hương.
1
0
Tạ Nguyên Đức
07/11/2023 05:23:20
+5đ tặng

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định rằng: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy”, trong những năm trường kì kháng chiến chống Pháp có biết bao con người đã ra mặt trận, đã cống hiến và hy sinh cho Tổ Quốc. “Mặt trận nghệ thuật” là “một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi thế giới giả dối, tàn ác vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn” (Thạch Lam). Và một trong những chiến sĩ – nghệ sĩ tích cực trong cả mặt trận kháng chiến và mặt trận nghệ thuật chính là Tố Hữu và bài thơ “Từ ấy” là tác phẩm đã ghi dấu một kỉ niệm sâu đậm trong cuộc đời ông – một tiếng reo vui đầy tự hào của nhà thơ khi đã giác ngộ lí tưởng cách mạng:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
……………………………..
Không áo cơm cù bất cù bơ”

Tố Hữu cũng giống như bao người thanh niên khác cùng thời trước khi đến với ánh sáng cách mạng, lúc không tìm thấy lối đi cho riêng mình thì đó là những ngày tháng mà Tố Hữu viết “Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi/ Băn khoăn tìm lẽ yêu đời/ Vẫn vơ theo mãi vòng quanh quẩn/ Muốn bước than ôi bước chẳng rời” nhưng rồi ánh sáng của Đảng như nguồn ánh sáng diệu kì làm bừng sáng tâm hồn thi nhân – tháng 7 năm 1938 Tố Hữu vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng, phút giây ấy đã thăng hoa cùng nhà thơ:

Từ vô vọng, mênh mông đêm tối
Người đã đến. Chói chang nắng dội
Trong lòng tôi. Ôi Đảng thân yêu
Sống lại rồi. Hạnh phúc biết bao nhiêu.”

Bài thơ mở đầu bằng khổ thơ diễn tả niềm vui sướng, niềm hạnh phúc tột đỉnh và sự say mê khi bắt gặp lí tưởng Đảng của cái tôi trẻ trung tràn đầy nhiệt huyết:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Sau thời gian hoạt động tích cực trong Đoàn thanh niên cộng sản Huế, Tố Hữu vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Hai chữ “Từ ấy” là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt trong đời cách mạng và đời thơ Tố Hữu khi mới 18 tuổi, đang “băn khoăn tìm lẽ yêu đời” nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cộng sản. Sự kiện thiên liêng khi ông được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam đã khiến nhà thơ bàng hoàng vì hạnh phúc, sung sướng. Nhà thơ diễn tả ánh sáng của Đảng bằng một hình ảnh thơ rất chói chang và ấm nóng: “bừng nắng hạ”. Từ “bừng” chỉ ánh sáng phát ra đột ngột: bừng sáng, bừng ngộ, bừng tỉnh. Ánh sáng ấy không chỉ tràn ngập không gian bên ngoài mà còn tỏa ra từ tâm hồn nhà thơ, nó đánh thức một tâm hồn đang lạc lối để vượt qua u tối và vươn tới ánh sáng của ngày mới:

“Con lớn lên, con tìm cách mạng
Anh Lưu, anh Diểu dạy con đi
Mẹ không còn nữa, con còn Đảng
Dìu dắt con khi chưa biết gì.”

Hình ảnh cùng ý nghĩa ánh sáng còn được làm rõ hơn trong câu thơ:

“Mặt trời chân lí chói qua tim”

Đó là ánh sáng của một vầng mặt trời đặc biệt – mặt trời chân lí – ánh sáng của Đảng, của lí tưởng cộng sản với những tư tưởng mới mẻ, đúng đắn, tiến bộ làm xua tan trong ý thức hệ tư tưởng lạc hậu và mở ra trong tâm hồn thi nhân một chân trời mới về tình cảm, nhận thức. Nếu mặt trời của thiên nhiên đem đến ánh sáng, hơi ấm và sức sống cho muốn loài thì Đảng cũng đem đến ánh sáng của niềm tin, hơi ấm của tình người, và sự sống cho dân tộc, cho muôn người. Nhà thơ sử dụng động từ mạnh “chói” vừa miêu tả ánh sáng, vừa gợi sức mạnh xuyên thấu tư tưởng cộng sản đối với trái tim khao khát “lẽ yêu đời” của thi nhân – lí tưởng của Đảng đã thực sự làm bừng sáng tâm hồn của người thanh niên ưu tú.

Khi đến với hai câu tiếp theo, người đọc sẽ thấy được cụ thể hơn niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.

Tố Hữu đã thành công trong việc dùng bút pháp so sánh “vườn hoa lá – đậm hương và rộn tiếng chim” để hữu hóa niềm vui sướng trong lòng người, đó là một thế giới tràn đầy sức sống với cả hình ảnh hoa lá xanh tươi, cả hương thơm trái cây nồng đượm, cả âm thanh rộn rã, say đắm của tiếng chim ca hót. Và đó là do ánh sáng chói chang ấp áp của mặt trời – sự hòa quyện giữa hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ đã khẳng định tác động mạnh mẽ, kì diệu của lí tưởng cộng sản với trái tim con người. Hơn nữa Tố Hữu còn là một nhà thơ nên niềm yêu đời và sức sống mới chan chứa trong tầm hồn cũng trở thành cảm hứng mãnh liệt cho thi ca. Cách mạng không hề đối lập với nghệ thuật mà trái lại, ánh sáng kì diệu của lí tưởng cách mạng đã khơi dậy sức sống sáng tạo mới mẻ cho hồn thơ:

“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau
Đảng cho ta trái tim giàu
Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay”

(Bài ca xuân 61)

Khổ tiếp theo của bài thơ biểu hiện những nhận thức, lẽ sống mới của cái tôi trữ tình:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khắp trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Giác ngộ lí tưởng, giác ngộ nhận thức, lẽ sống đối với người cộng sản, trước hết là giác ngộ về chỗ đứng. Nhà thơ chủ động, tự giác hòa “cái tôi” với “cái ta” chung của mọi người, tự nguyện đứng trong hàng ngũ của những người lao khổ. Từ “buộc” thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu nguyện gắn bó mật thiết, sống chan hòa với mọi người, với “trăm nơi” với quần chúng đông đảo khắp mọi miền đất nước. Cụm từ “để tình trang trải” thể hiện tâm hồn nhà thơ như muốn trải rộng với cuộc đời rộng lớn, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với mọi cảnh ngộ của những cuộc đời cần lao. Đây là điều khác biệt với các nhà thơ Mới đương thời, trong khi Tố Hữu giác ngộ cách mạng và đi theo con đường lý tưởng thì các nhà thơ mới lại đang đau buồn với cái tôi nhỏ bé, cô đơn, chôn chặt niềm đau trong những vần thơ bi lụy.

Hai câu thơ sau khẳng định tình hữu ái giai cấp trong tình yêu thương của Tố Hữu với con người và cuộc đời:

“Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Nhà thơ hướng tình yêu thương của mình tới “mọi người”, “trăm nơi”,… ; nhưng cụ thể hơn, đó là những con người thuộc giai cấp cần lao, những kiếp sống khốn khổ, bất hạnh đói nghèo. Câu thơ cuối khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết qua hình ảnh ẩn dụ về “khối đời” – đó là một cộng đồng chung cảnh ngộ. số phận, khát khao và ý chí để cùng nhau hướng tới một lí tưởng cao đẹp… những cái chung ấy sẽ đem lại cho họ một sức mạnh vô địch.

Khổ thơ cuối cùng khép lại là sự chuyển biến sâu trong tình cảm của thi nhân. Là sự hóa thân của cái tôi vào cái ta chung của “kiếp phôi pha”:

“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ”

Tố Hữu đã khẳng định sự chuyển biến tình cảm của mình. Tác giả tự nhận mình là một thành viên thân thiết ruột thịt trong đại gia đình quần chúng bị áp bức, đau khổ trong xã hội cũ. Các điệp từ “là” cùng với các từ “con”, “em”, “anh” đã khẳng định điều đó. Số từ ước lệ “vạn” chỉ số lượng hết sức đông đảo. Họ là kiếp phôi pha là chị vú em với nỗi buồn thân phận:

“Nàng nhớ con nằm trong cửi lạnh
Không chăn, không nệm ấm không màn
Có biệt chăng trong những giờ hiu quạnh
Nó gợi tên nàng tiếng đã khàn”

Hay là hình ảnh lảo đầy tớ với nỗi cơ cực thân già; là cô gái giang hồ trên sông Hương với bao nỗi nhọc nhằn của kiếp người:

“Em đi với chiếc thuyền không
Khi mô vô bến rời dòng dâm ô!
Trời ôi, em biết khi mô
Thân em hết nhục giày vò năm canh”

(Tiếng hát sông Hương)

Chính vì những “người anh” phải sống “kiếp phôi pha”, những người “em” … “cù bất cù bơ” ấy mà người thanh niên cộng sản Tố Hữu say mê hoạt động cách mạnh, và họ cúng chính là đối tượng sáng tác chủ yếu của nhà thơ Tố Hữu. Không phải ngẫu nhiên mà từ đây, Tố Hữu đã bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với những “em bé mồ côi”, “em bé bán dạo”, “chị vú em”, “cô gái giang hô”, “lão đầy tớ”,… những con người mà tác giả cho rằng đó là “những tù nhân khốn nạn của bần cùng”.

Bài thơ “Từ ấy” là một bài thơ sâu sắc về nội dung và độc đáo và nghệ thuật. Ngòi bút tinh tế, dùng hình tượng thơ táo bạn, chói sáng, giàu khát vọng lãng mạn bay bổng, say mê. Câu thơ mạnh, cảm xúc thơ tràn đầy. Nhạc thơ biến đổi sinh động, hãm hở, dồn dập say sưa, lôi cuốn. Các biện pháp tu từ được sử dụng nhuần nhuyễn như: điệp từ, so sánh, ẩn dụ,.. tất cả làm nên một bài thơ hay và lôi cuốn người đọc.

“Thuyền còn vượt sóng không nghiêng ngả
Nghĩa lớn xuôi dòng lộng ước mơ
Mới nửa đường thôi. Còn bước tiếp
Trăm năm duyên kiếp Đảng và thơ!”

Với “Đảng và thơ”, ở tuổi lục tuần, Tố Hữu vẫn nồng nàn tâm sự như thế. Đã hơn 80 năm từ ngày Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, tình yêu cách mạnh, chặng đường cách mạnh và hào khí trong thơ ông vẫn chưa tìm được đến điểm dừng, hay phải chăng điểm dừng ấy đã nằm ở vô cực của cuộc đời với ông. Bài thơ “Từ ấy” là một bài thơ của một cái tôi tràn đầy cảm xúc. Đó chính là cái tôi lần đầu được giác ngộ lý tưởng và nguyện đem cả tinh thần và tuổi trẻ của mình cho lý tưởng cao cả ấy. Bài thơ còn là một tuyên ngôn nghệ thuật và mang đậm phong cách thơ của Tố Hữu. Nó xứng đáng là một tiếng hát lạc quan, yêu đời, đắm say lí tưởng, ngày nay vẫn làm xúc động hàng triệu trái tim độc giả.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×