Em đã được đọc rất nhiều bài thơ viết về cây tre Việt Nam nhưng bài thơ mà đã để lại cho em cảm xúc sâu sắc nhất có lẽ là bài thơ "Lũy tre" của Nguyễn Công Dương . Trong bài thơ , tác giả đã dựa vào sự quan sát tinh tế của mình về khung cảnh của một làng quê , đặc trưng nhất ở đây là lũy tre ở làng quê Việt Nam. Mỗi sớm mai khi bình minh báo hiệu một ngày mới bắt đầu , mỗi người đều có công việc riêng cho mình thì lũy tre lại "rì rào" ngân nga bản nhạc cùng gió , cùng trời , cùng mây xanh và chú chim ríu rít. Trong đoạn thơ , hình ảnh "Ngọn tre cong gọng vó / Kéo mặt trời lên cao" . Qua sự liên tưởng , tưởng tượng độc đáo của nhà thơ , các sự vật "ngọn tre" , "gọng vó" , "mặt trời" vốn dĩ không liên quan đến nhau bỗng trở nên gần gũi , thân thiết và gắn bó chặt chẽ với nhau . Tre ở đây cũng được nhân hóa giống như con người vậy , nó cũng có tay , có hành động giống như con người. Khổ thơ thứ hai tả về thời gian buổi trưa. Bức tranh buổi trưa ở nông thôn rất êm ả , im lìm. Sau một buổi sáng lao động cật lực , cả người và vật đang trong những giây phút nghỉ ngơi , tạm quên đi bao mệt nhọc. Đồng đầy nắng không một bóng người , trâu nằm nhai bóng râm dưới lũy tre trùm mát . Và hình ảnh như gió cũng trốn ngủ nơi nao "Tre bần thần nhớ gió" là phải quá còn gì. Gió với tre , tre với gió như đôi bạn thân , lúc nào cũng bên nhau . Bạn gió đi vắng . Nếu không có đàn chim chợt bay về khuấy động buổi trưa tĩnh mịch thì hẳn là tre sẽ buồn lắm gió à. Bài thơ rất hay dưới sự đặc sắc trong cách dùng câu , chữ hết sức linh hoạt , sống động . Dưới con mắt của nhà thơ , lũy tre xanh không chỉ đơn thuần là thiên nhiên vô tình nữa mà nó đã được nhân cách hóa , đã mang tâm tình của con người biết vui , biết buồn và có những hành động tinh tế phù hợp trong mỗi hoàn cảnh . Qua bài thơ , em thấy mình như yêu quê hương hơn và biết trân trọng những thứ giản dị mà thấm đẫm hồn quê tình người.