Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tin giả làm suy giảm niềm tin của người dân
Việt Nam là một trong các quốc gia có tỷ lệ dân số sử dụng mạng Internet rất cao. So với năm 2021, số người sử dụng mạng Internet tại Việt Nam đã tăng thêm 5 triệu người vào năm 2022. Theo số liệu thống kê, Việt Nam có gần 80 triệu người sử dụng mạng xã hội, chiếm hơn 78% dân số, trong đó có tới 97,6% số người tham gia sử dụng Facebook. Đáng chú ý, trang mạng xã hội này được đông đảo phụ nữ tin dùng. Bởi vậy, khi tin giả lan truyền chúng tác động rất lớn đến tâm lý, trật tự xã hội, đời sống cộng đồng. Nguy hiểm hơn, tin giả làm suy giảm niềm tin của người dân vào nguồn thông tin chính thống – những thông tin được cung cấp bởi các cơ quan Nhà nước, các cơ quan báo chí có uy tín.
Cẩm nang phòng, chống tin giả của Bộ Thông tin và Truyền thông đã liệt kê các tác hại của tin giả, tin xấu độc như: Làm rạn nứt các mối quan hệ; gây ra những phiền toái, phân biệt đối xử, cô lập, xa lánh cho người liên quan; ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của bản thân và của người khác; tổn thương đến sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Cẩm nang phòng, chống tin giả của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng dẫn một nghiên cứu chỉ ra rằng, việc ngăn chặn tin tức giả mạo, thông tin sai lệch và lời khuyên có hại trên mạng xã hội có thể cứu sống nhiều mạng người. Cụ thể, nghiên cứu chỉ ra, nếu giảm 10% tỉ lệ lời khuyên sai trên tổng số lời khuyên đang lưu hành (giả sử số lời khuyên sai trong tổng số các lời khuyên đang lưu hành là 50% sẽ giảm còn 40%) có thể cải thiện tình hình dịch bệnh, làm cho 20% dân số không chia sẻ hoặc tin vào lời khuyên sai cũng có tác động tích cực tương tự.
Theo nhận định của Trung tá, TS. Bùi Hoàng Thao, Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần Công an nhân dân, người già và trẻ nhỏ là 2 nhóm đối tượng dễ bị “phơi nhiễm” nhất đối với tin giả, tin xấu độc vì người già thường ở nhà, tiếp cận thông tin không được đa chiều, đầy đủ nên khó nhận biết tin giả, tin xấu độc còn trẻ nhỏ lại ham mê mạng xã hội, chưa có nhận thức đầy đủ để phân biệt tin giả - tin thật.
Gia tăng tội phạm dùng tin giả để mua bán người
Thống kê của Bộ Công an cho biết, mạng xã hội là nền tảng được các đối tượng phạm tội lan truyền tin giả phổ biến nhất. Gần đây, một thủ đoạn nguy hiểm xuất hiện là tội phạm sử dụng tin giả trên không gian mạng để thực hiện hành vi mua bán người. Các chuyên gia an ninh mạng nhận định, tội phạm mua bán người đã lợi dụng triệt để không gian mạng để lừa gạt, thực hiện hành vi mua bán người một cách nhanh chóng hơn, tiết kiệm chi phí và khó bị phát hiện hơn.
Qua nghiên cứu, phân tích các vụ án mua bán người được lực lượng chức năng phát hiện, điều tra, xử lý tại Việt Nam thời gian qua cho thấy, quá trình thực hiện hành vi phạm tội, các đối tượng gây án có các thủ đoạn sử dụng tin giả đăng tải trên không gian mạng để thực hiện hành vi mua bán người như sử dụng tài khoản giả để tiếp cận, tìm hiểu và làm quen với nạn nhân; sử dụng số điện thoại giả để trao đổi, trò chuyện, giao tiếp với nạn nhân… Các đối tượng cũng đăng tải hình ảnh giả mạo để lấy niềm tin của nạn nhân; đăng tải các thông tin giả để thực hiện hành vi mua bán người; sử dụng các ứng dụng trên không gian mạng để trao đổi thông tin và liên lạc với nạn nhân, điều nạn nhân đến địa điểm gây án.
Thống kê của Bộ Công an cho biết, từ năm 2010 đến tháng 6/2021, lực lượng chức năng đã phát hiện gần 3.500 vụ liên quan đến mua bán người, với 5.000 đối tượng, lừa bán gần 7.500 nạn nhân. Riêng từ năm 2019 đến nay, đã phát hiện hơn 370 vụ, với gần 500 đối tượng, lừa bán hơn 550 nạn nhân. Tội phạm mua bán người đã xuất hiện trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố và phần nhiều các hoạt động trên đều có liên quan đến nền tảng mạng xã hội trên không gian mạng. Loại tội phạm này không chỉ có tại Việt Nam mà ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, trực tiếp xâm hại đến tính mạng, danh dự của con người, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự xã hội và cần bị loại bỏ.
Trong khi đó, hiệu quả công tác đấu tranh với hành vi đưa tin không chính xác, phát tán các video phản cảm, độc hại trên mạng Internet hiện nay vẫn chưa tương xứng với thực trạng. Nguyên nhân là do người sử dụng cho rằng khi cung cấp, phát tán thông tin trên các nền tảng mạng xã hội của nước ngoài khó bị phát hiện danh tính, có tư tưởng “vô danh nên vô trách nhiệm”, không sợ bị xử lý nên tự do phát ngôn và không nghĩ đến hậu quả.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |