Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy kể về một chuyến đi trải nghiệm về nguồn của em (ở Huế)

hãy kể về một chuyến đi trải nghiệm về nguồn của em (ở huế )
2 trả lời
Hỏi chi tiết
473
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Một chuyến đi trải nghiệm về nguồn ở Huế đã mang đến cho tôi những trải nghiệm tuyệt vời và sâu sắc về nguồn gốc và văn hóa của mình.

Chuyến đi bắt đầu bằng việc khám phá các di tích lịch sử nổi tiếng của thành phố. Tôi đã thăm Cố đô Huế, nơi từng là kinh đô của triều đại Nguyễn. Tại đây, tôi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc hoàng cung và các công trình độc đáo như Cung điện Hoàng thành, Thiên Mụ Pagoda và Mộ của các vị vua triều Nguyễn. Qua việc tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của Huế, tôi cảm nhận được sự trái ngược giữa sự lộng lẫy của triều đình và sự tĩnh lặng của các chùa chiền, tạo nên một bức tranh độc đáo về cuộc sống xưa.

Tiếp theo, tôi đã tham gia vào một buổi lễ hội truyền thống của người Huế. Tôi được mặc áo dài truyền thống và tham gia vào các hoạt động như múa lân, múa bài chòi và hát xẩm. Tôi cảm nhận được sự tự hào và tình yêu của người dân Huế đối với văn hóa truyền thống của họ. Những màn biểu diễn tuyệt vời và âm nhạc độc đáo đã làm cho chuyến đi của tôi trở nên thêm phần đặc biệt và ý nghĩa.

Không chỉ dừng lại ở lịch sử và văn hóa, chuyến đi cũng mang đến cho tôi cơ hội khám phá thiên nhiên tươi đẹp của Huế. Tôi đã đi thuyền trên sông Hương và ngắm nhìn cảnh quan hùng vĩ của núi Ngự Bình. Tôi cũng đã tham gia vào một buổi dạo chơi trên đèo Hải Vân, nơi tôi có thể ngắm nhìn toàn cảnh biển và núi rừng xanh mướt. Những cảnh quan này đã khiến tôi nhận ra sự tuyệt vời và đa dạng của thiên nhiên Việt Nam.

Cuối cùng, chuyến đi trải nghiệm về nguồn ở Huế đã giúp tôi hiểu rõ hơn về nguồn gốc và văn hóa của mình. Tôi cảm nhận được sự tự hào và tình yêu của người dân Huế đối với quê hương của họ. Chuyến đi này đã làm cho tôi trân trọng hơn về nguồn cội và giúp tôi hiểu rõ hơn về bản thân mình.
1
0
lynn
08/11/2023 21:26:29
+5đ tặng

Dịp nghỉ hè vừa qua, em được đi tham quan thành phố Huế mộng mơ, món quà bất ngờ đầy thú vị mà nhà trường thưởng cho em vì đã đạt danh hiệu Học sinh giỏi.

Sáng sớm thứ hai, từ 5 giờ, mọi người đã có mặt tại trường. Sau khi điểm danh, tất cả lên xe rời thành phố. Xe cứ vun vút lao trên mặt đường quốc lộ, chẳng mấy chốc em đã cảm thấy vị mặn của muối. Xe dừng lại độ một tiếng ở bãi biển Cà Ná để mọi người ăn trưa. Trong lúc nghỉ, em và các bạn đã tranh thủ chụp vài bức hình làm kỉ niệm.

Tiếp tục cuộc hành trình, dù đã buồn ngủ lắm nhưng em vẫn cố thức để nhìn cảnh vật của từng miền đất nước. Em mải mê ngắm nhìn vườn cây bên đường, mọc lên những hàng cây thẳng tắp, hoa của nó trắng ngà, xòe ra thành chùm trông thật đẹp. Em chú ý tìm trái của nó. A! Cây thanh long, trái tròn xanh, thỉnh thoảng mới có một vài trái ửng đỏ, chắc mới vào mùa.

Gần đến Phan Rang, Phan Thiết, em lại thấy cả vườn nho rộng bạt ngàn và thích thú cảm nhận mùi vị quê hương đậm đà của xứ biển. Qua một đêm ngủ lấy sức ở Nha Trang, cuộc hành trình lại tiếp tục. Từ xa đã thấy núi cao chất ngất. Xe đến chân đèo Cả, em bắt đầu hồi hộp. Đèo thì cao, một bên là vách núi, một bên là vực sâu, dưới là biển bao la, tất cả như một bức tranh sơn thủy hữu tình, tuy hiểm trở nhưng tươi đẹp.

Xe lao qua các tỉnh miền Trung: Bình Định, Quy Nhơn, Đà Nẵng… Đi qua mỗi nơi, chúng em lại được nghe chú An thuyết minh tiếp thu thêm nhiều kiến thức về địa lí, lịch sử Việt Nam. Xe đến Huế vào một buổi tối. Đúng là đất đế đô: Đền đài, lăng tẩm, mái ngói rêu phong… bao bọc thành nội là những hào nước rộng trồng toàn bông sen trắng.

Du khách như đi từ cõi thật đến cõi mơ. Mỗi lăng tẩm có một kiểu kiến trúc và vẻ đẹp riêng tùy vào tính cách của từng vị vua nhưng có lẽ đẹp nhất là lăng vua Khải Định, với những hình công, rồng, phụng, mai, lan, cúc, trúc chạm trổ công phu bằng sứ. Lăng vua Tự Đức còn có tượng voi, ngựa, quan văn, quan võ đứng chầu hai bên. Mọi người thi nhau chụp hình kỉ niệm, em cũng tranh thủ chụp vài tấm.

Nói đến Huế, không thể nào quên sông Hương, núi Ngự, chùa Thiên Mụ, cầu Tràng Tiền. Hôm ấy cả đoàn được đi thuyền trên sông Hương. Mặt nước phẳng lặng như tờ, chỉ còn nghe tiếng hát trong trẻo, ngân nga của cô ca sĩ trên thuyền. Những làn gió se lạnh cứ dửng dưng lướt qua. Cảnh trời nước thơ mộng quyện cùng chất giọng dịu ngọt, thánh thót của cô ca sĩ làm người ta cảm thấy như là lạc vào chốn thần tiên. Cho đến khi thuyền cập bến rồi mà vẫn chẳng ai hay biết,

Cả đoàn tiếp tục đi tham quan. Thú vị hơn nữa là có một cô thuyết minh người Huế được đoàn mời làm hướng dẫn viên, đi đến đâu cô nói về sự tích của những di tích lịch sử đến đó. Ôi chao! Giọng Huế chưa quen nghe nhưng em vẫn cảm thấy rất dịu dàng, dễ thương.

Ban ngày mọi người rủ nhau đi tìm món ăn Huế cho biết mùi: nào là bún bò Huế, bánh nậm, bánh bèo, cơm hến… món nào cũng cay chảy nước mắt, buổi tối lại một lần nữa cả đoàn đi đò dọc sông Hương và nghe hát dân ca: Lý chim kêu, Giận mà thương… Khuya về, mọi người vẫn không quên thưởng thức món chè sen đậm đà, thanh cao của Huế.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thắng
08/11/2023 21:27:17
+4đ tặng

Em thường được nghe rất nhiều người nói về vẻ đẹp của cố đô Huế, cũng đã từng biết đến nơi này qua sách vở, và càng đọc càng tìm hiểu em lại càng khao khát có một lần được đặt chân đến vùng đất Huế mộng mơ vớ điệu Nam ai, Nam bình, với những nàng thơ thướt tha trong tà áo dài tím. Biết được niềm mong ước của em thế nên kỳ nghỉ hè vừa rồi, bố mẹ đã dẫn em về Huế chơi, coi như là phần thưởng cho tấm giấy khen học sinh giỏi mà em đạt được sau một năm học chăm chỉ.

Nhà em ở Đà Nẵng, thế nên cả nhà quyết định đi tàu ra Huế, để được thưởng thức cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đồng thời đảm bảo an toàn. Cố đô Huế từng là thủ đô của Việt Nam dưới triều đại của nhà Nguyễn, cũng là nơi kết thúc chế độ phong kiến ngàn năm của Việt Nam ta. Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới cần được bảo tồn vì lợi ích của nhân loại. Bắt đầu chuyến viếng thăm, gia đình em ghé thăm Kinh thành Huế đầu tiên, khu di tích hiện lên với một vẻ trẫm tĩnh, mang đậm hơi thở lịch sử suốt mấy trăm năm, tường thành phủ kín rêu xanh bước. Khi tiến thẳng vào trong khu vực đại nội là hình ảnh của các công trình kiến trúc hàng trăm năm tuổi, dù bị thời gian mài mòn và chiến tranh tàn phá nhưng nó vẫn giữ được cái vẻ uy nghiêm, mang đậm dấu ấn văn hóa triều đại một thời. Em dừng bước trước cổng Ngọ môn quan, bức tường thành nhuốm màu thời gian, với lớp rêu phong xanh mờ, là một trong 4 cổng lớn nhất của Hoàng thành. Bao gồm hai phần là đài - cổng theo hình khối hộp vuông và phần phía trên là lầu Ngũ Phụng, với lối kiến trúc truyền thống trang trí bằng hình phụng thanh thoát tao nhã, lại lợp bằng ngói lưu ly vàng và xanh trông bề thế và đẹp vô cùng. Bên cạnh Ngọ Môn chính là một dòng kênh đào nhỏ nước rất trong và xanh, vừa để tạo cảnh quan cũng là để bảo vệ cho hoàng thành bên trong. Khi tiến vào đại nội, em hết sức ngỡ ngàng và sung sướng trước quang cảnh trước mắt, dường như bấy nhiêu câu từ trong sách vở cũng chẳng thể diễn tả nổi cái vẻ đẹp mang dấu ấn thời gian, đã từng chứng kiến  một thời rực rỡ của các ông hoàng bà chúa này. Đình đài lầu các phân bố rộng khắp nơi, trong đó phải kể đến Điện Thái Hòa, nơi vua và các quan cùng nhau bàn bạc việc nước. Với lối kiến trúc trùng thềm điệp ốc, sơn son thiếp vàng, chạm trổ hình rồng vờn mây đặc sắc, mái điện cũng được lợp ngói lưu ly vàng, làm nổi bật lên cái vẻ uy nghiêm và rực rỡ của nơi tập trung quyền lực em thượng. Về phần phục vụ ăn ở sinh hoạt cho hoàng tộc thì bao gồm có cung Diên Thọ, là nơi ở của Hoàng thái hậu các đời, cung Trường Sanh với khu vực hoa viên rộng lớn là nơi để vua chúa vãn cảnh, thư giãn, sau cũng trở thành chỗ ở cho hậu cung. Điện Kiến Trung là nơi ăn ở sinh hoạt của vua, Điện Cần Chánh là nơi để tiếp đãi yến tiệc, Thái Bình Lâu có thể xem như là thư phòng riêng của nhà vua, Duyệt Thị Đường là nơi vua và các quan xem biểu diễn tuồng chèo, nhã nhạc,... Về thờ cúng thì có Thế Miếu, Triệu Tổ Miếu, Hoàng Khảo Miếu, điện Hoàng Nhân. Điểm chung là tất cả đều được xây dựng bằng lối kiến trúc truyền thống của Việt Nam, lấy hình rồng phượng làm chủ đạo trang trí, bên cạnh đó còn chạm trổ một số các bài thơ văn cổ, mái được lợp hầu hết bằng ngói lưu ly vàng hoặc xanh. Ngoài ra còn có một số các lư, đỉnh lớn bằng đồng dựng trong miếu thờ, hoặc ở các cung điện,... Trong khuôn khổ cố đô còn có các lăng tẩm của các vị vua nhiều đời, xây với lối kiến trúc phương Đông điển hình, nằm ở vị trí đắc địa, phong thủy hữu tình, ví như lăng Tự Đức, Lăng Khải Định

Mặc dù rất mệt vì phải di chuyển liên tục, bởi sự rộng lớn của hoàng thành và cố đô nhưng em rất vui và rất hạnh phúc khi được ghé thăm nơi mà mình hằng mơ ước bấy lâu. Chuyến đi chơi không chỉ giúp em thư giãn sau một năm học vất vả mà còn khiến em học hỏi được thêm nhiều kiến thức lịch sử. 

Thắng
chúc bạn học tốt chấm điểm cho mình với ạ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tiếng Việt Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo