Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn kể về sự việc có thật liên quan đến sự kiện lịch sử

viết bài văn kể về sự việc có thật liên quan đến sự kiện lịch sử
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
65
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Tôi muốn kể về một sự việc có thật liên quan đến một sự kiện lịch sử quan trọng trong lịch sử Việt Nam - Cuộc khởi nghĩa của Trưng Trắc và Trưng Nhị.

Vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, Trung Quốc đã xâm chiếm và chiếm đóng nước ta. Dưới sự áp bức của quân thù, dân tộc ta phải chịu đựng nhiều khổ cực và bất công. Tuy nhiên, trong thời gian này, hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị đã nổi lên và dẫn dắt dân tộc ta trong cuộc khởi nghĩa chống lại quân thù.

Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi, xuất thân từ một gia đình quý tộc ở Giao Chỉ (nay là Hà Nội). Hai chị em được nuôi dưỡng trong một môi trường văn minh và được học hành rất tốt. Với sự thông minh và tài năng của mình, họ nhanh chóng trở thành những người phụ nữ nổi tiếng và được mọi người yêu mến.

Khi Trung Quốc xâm chiếm nước ta, Trưng Trắc và Trưng Nhị không thể chịu đựng nổi sự bất công và áp bức của quân thù. Họ quyết định nổi dậy và dẫn dắt dân tộc ta chống lại quân thù. Với sự dũng cảm và tài năng lãnh đạo, hai chị em đã nhanh chóng thu hút được đông đảo người dân ủng hộ và tham gia vào cuộc khởi nghĩa.

Trong cuộc khởi nghĩa, Trưng Trắc và Trưng Nhị đã đánh bại nhiều đợt tấn công của quân thù. Họ giành lại được nhiều vùng đất và thành lập một chính quyền độc lập. Cuộc khởi nghĩa của hai chị em đã lan rộng khắp nước ta và trở thành một biểu tượng của sự đấu tranh cho độc lập và tự do.

Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa của Trưng Trắc và Trưng Nhị chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Quân thù đã tập hợp lực lượng lớn và tiến công trở lại. Dưới sức mạnh vượt trội của quân thù, cuối cùng hai chị em đã không thể tiếp tục chiến đấu và buộc phải tự sát để không rơi vào tay quân thù.

Dù cuộc khởi nghĩa của Trưng Trắc và Trưng Nhị không thành công lâu dài, nhưng nó đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong lịch sử Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa này đã khơi dậy tinh thần đấu tranh cho độc lập và tự do trong lòng người dân. Nó cũng đã chứng minh rằng người phụ nữ cũng có thể trở thành những nhà lãnh đạo vĩ đại và đấu tranh cho quyền tự do của dân tộc.

Cuộc khởi nghĩa của Trưng Trắc và Trưng Nhị là một sự kiện lịch sử quan trọng và đáng tự hào trong lịch sử Việt Nam. Nó đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ sau này và khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong cuộc sống và đấu tranh cho tự do.
4
0
Ng Nhật Linhh
12/11/2023 20:32:03
+5đ tặng

Hai Bà Trưng được biết đến là những vị nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Vào đầu thế kỉ I, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định nổi tiếng tham lam, tàn bạo. Hai chị em là Trưng Trắc, Trưng Nhị sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, nên sớm có lòng căm thù giặc. Bấy giờ, Trưng Trắc cùng chồng của mình là Thi Sách đã liên kết với các thủ lĩnh khác để chuẩn bị cho cùng nổi dậy. Ngay lúc này, Thi Sách lại bị Tô Định bắt và giết hại. Hai Bà Trưng quyết tâm khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng gồm có hai giai đoạn. Lần một vào năm 40, cuộc khởi nghĩa thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu. Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải (Quảng Đông, Trung Quốc). Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn.

Đến năm 42, nhà Hán tiếp tục trở lại xâm lược, cử Mã Viện chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có hai vạn quân tinh nhuệ, hai nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại. Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành hai đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc. Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lãng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê. Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt. Dù thất bại, nhưng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vẫn có ý nghĩa to lớn.

Có thể khẳng định rằng, Hai Bà Trưng chính là tấm gương về sự dũng cảm, tấm lòng yêu nước để thế hệ sau noi theo.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Đố mi bít
12/11/2023 20:32:19
+4đ tặng

Nhân dịp Tết năm Nhâm Dần, tôi đã có dịp ghé thăm Hội xuân Yên Tử ở thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) để dự lễ dâng hương cầu nguyện quốc thái dân an Xuân Yên Tử 2022. Đây là một trong những lễ hội truyền thống mùa xuân lớn và kéo dài nhất cả nước. Lễ hội Xuân Yên Tử được diễn ra hằng năm, bắt đầu từ ngày mùng 10 Tết âm lịch kéo dài đến khoảng 3 tháng. Vào dịp này, hàng nghìn người dân ở khắp mọi nơi đến dâng hương, tưởng nhớ Phật Hoàng Trần Nhân Tông và người dân tham gia lễ hành hương lên Yên Tử.

Tôi được biết, Yên Tử là do Phật hoàng Trần Nhân Tông đã đến tu hành và sáng tạo ra Thiền phái Trúc Lâm mang đậm màu sắc dân tộc Việt. Ông là một vị vua hiền minh, đức độ và vô cùng thương yêu dân chúng.

Đến với buổi lễ dâng hương xuân Yên Tử lòng tôi có một cảm xúc bồi hồi khó tả. Nơi dâng hương bắt đầu từ vườn tháp Huệ Quang lên đến chùa Hoa Yên. Vườn tháp Huệ Quang với 64 gọn thóp và mộ với bề dày lịch sử. Sân tháp được bao quanh với những bức tường cao rộng. Vị trí trung tâm của tháp đặt tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng chất liệu cẩm thạch, trong tư thế một nhà sư ngồi thiền định, mình khoác áo cà sa hở ngực phải, các nếp áo chảy tràn ra mặt bệ tượng. Hình ảnh ấy vô cùng trang nghiêm mà cổ kính. Trong không khí trang nghiêm ấy, các vị sư thầy cùng rước lễ lên đến chùa Hoa Yên. Nơi có các nền kiến trúc mang một màu sắc rêu phong, cổ kính. Người dân bao quanh buổi lễ, các sư thầy và lãnh đạo tỉnh bắt đầu chủ trì buổi lễ.

Trong không khí trang nghiêm ấy, bài diễn văn cầu bình an được diễn ra. Mọi người ai nấy cũng cầm một nén hương để dâng lên Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Mong năm nay sẽ là một năm an khang, nhiều may mắn, quốc thái dân an.

Sau khi dâng hương xong, mọi người bắt đầu tản ra người đi đi ngắm cảnh xung quanh, người thì kéo nhau bắt đầu hành hương Yên Tử. Họ nô nức kéo nhau đi lên đỉnh chùa Đồng nơi có bức tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông vô cùng Vĩ đại.

Quả thật, công lao của Trần Nhân Tông đến nay vẫn còn lưu giữ nghìn đời. Chính vì vậy, lễ hội Xuân Yên Tử cũng là một trong những lễ hội để tưởng nhớ công lao của ông. Lễ hội Xuân Yên Tử từ lâu đã trở thành một truyền thống không thể thiếu của người dân Quảng Ninh nói riêng và người dân cả nước nói chung. Lễ hội này luôn thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia.

1
0
Đức
12/11/2023 20:32:24
+3đ tặng

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vốn tự hào với truyền thống yêu nước của dân tộc. Trong bất cứ thời đại nào, đất nước cũng có những bậc anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân đánh bại kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Một trong số đó phải kể đến Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn.

Trần Quốc Tuấn (1231? - 1300), tước Hưng Đạo Đại Vương. Ông là con trai của thân vương An Sinh Vương - Trần Liễu. Ông sinh ra trong một thời kì “hỗn loạn” của nhà Trần. Năm 1285 và năm 1287, quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần đều thắng lợi vẻ vang. Vào đời vua Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp (nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) rồi mất ở đấy. Nhân dân tôn thờ ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều trên đất nước.

Trần Quốc Tuấn được biết đến là một người thông minh, văn võ song toàn. Ông chính là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc thời Trần, góp công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của dân tộc. Không chỉ vậy, ông cũng có nhiều tác phẩm hay, chủ yếu liên quan đến binh pháp. Các tác phẩm của ông gồm Dụ chư tỳ tướng hịch văn (Hịch tướng sĩ), Binh gia diệu lý yếu lược (Binh thư yếu lược), Vạn Kiếp tông bí truyền thư (Sách bí truyền của tông phái Vạn Kiếp, đã bị thất lạc).

Có rất nhiều tích truyện kể về Trần Quốc Tuấn. Trong đó, chúng ta có thể kể đến việc Trần Quốc Tuấn viết “Hịch tướng sĩ”. Bài hịch được viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (1285). Mục đích của Trần Quốc Tuấn nhằm khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược (Sách tóm tắt những điều cốt yếu về binh pháp) cũng do chính ông soạn.

Nội dung chính của “Hịch tướng sĩ” phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Điều đó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược. đưa ra những tấm gương thể hiện sự trung thành của các vị tướng thời trước. Sau đó ông nêu lên tội ác của quân giặc, bộc lộ nỗi lòng của mình trước hoàn cảnh của đất nước. Ông chỉ ra sự sai trái trong hành động, suy nghĩ của các tướng sĩ. Cuối cùng là lời kêu gọi tướng sĩ học tập theo “Binh thư yếu lược”.

Có thể thấy rằng, Trần Quốc Tuấn không chỉ là một người tài ba anh dũng còn là một vị tướng hết lòng vì vận mệnh đất nước. Ông là một vị anh hùng kiệt xuất, được thế giới tôn vinh là một trong những vị tướng vĩ đại nhất mọi thời đại.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×