Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Còn gì đẹp hơn khi nhà văn viết về cuộc sống để ca ngợi con người? Văn chương thật lớn lao và đầy ý nghĩa khi đi sâu và khám phá từng cảm giác, suy nghĩ, chiều sâu nội tâm để từ đó ta yêu quý, trân trọng những con người bình dị nhất, để ta phải giật mình, sửng sốt khi nhận ra vẻ đẹp lấp lánh ẩn chứa bên trong những hình hài tưởng như gàn dở xấu xa. Đó là lúc nhà văn lý giải cuộc sống theo cách của riêng mình. Vậy nên, trong sáng tác văn chương “nhà văn có thể viết về bóng tối nhưng từ bóng tối phải hướng đến ánh sáng”. Phải chăng, cũng vì lẽ đó mà Nam Cao đã viết nên tuyệt tác Một bữa no để gửi gắm vào cuộc sống những giá trị nhân văn cao cả thông qua nhân vật bà lão.
Nhắc đến nam Cao, ta nhớ ngay đến một nhà văn xuất sắc của văn học hiện thực Việt Nam. Các sáng tác của ông trước 1945 là những tác phẩm có giá trị nhất, đóng góp không nhỏ vào sự thành công và phát triển của văn xuôi Việt Nam. Ông là nhà văn có khả năng phân tích tâm lý nhân vật cùng tư tưởng hiện đại. Nam Cao có sự nghiệp cầm bút không quá dài song các tác phẩm ông để lại đã trở thành tượng đài bất hủ đối với văn chương nước nhà. Đặc biệt, nhà văn được khẳng định là lá cờ đầu của chủ nghĩa nhân đạo trong Trào lưu văn học Hiện thực phê phán 1930-1945. Nhà văn đã lên tiếng cho số phận của những người nông dân nghèo bị cơm áo gạo tiền ghì sát đất, phải đối mặt với những bất công trong xã hội. Người trí thức “trung thực vô ngần” ấy viết chủ yếu về hai đề tài chính là người nông dân và người người trí thức tiểu tư sản nghèo. Trong đó, Một bữa no là tác phẩm xuất sắc của nhà văn viết về đề tài người nông dân. Tác phẩm được trích từ Tuyển tập nam Cao của nhà xuất bản thời đại, sáng tác năm 1943. Thêm vào đó, tác phẩm là bức tranh phản ánh nỗi khổ cùng cực, cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.
Truyện ngắn “Một bữa no” của Nam Cao tập trung kể về một bà lão khốn khổ, chồng mất sớm, bà chỉ có thể một mình cặm cụi, tần tảo nuôi con. Bà hi vọng rằng khi con lớn lên, nó sẽ là điểm tựa của bà lúc về già nhưng nó lại bỏ bà mà đi. Đến cả người con dâu cũng nhẫn tâm bởi sau khi chịu tang chồng cô cũng bỏ bà cùng con gái để đi tìm hạnh phúc mới. Hai bà cháu nương vào nhau mà sống lay lắt bảy năm trời, nhưng do quá khó khăn bà đành phải bán đứa cháu gái duy nhất cho nhà bà Phó làm con nuôi. Bà mong rằng khi cháu mình vào nhà đó sẽ không phải khổ cực, sẽ không phải trải qua những ngày tháng khổ cực như lúc ở với bà mà bà cũng không phải vất vả nuôi hai miệng ăn. Nhưng sự thật lại không như bà nghĩ, sau khi bán cháu gái đi cuộc sống của bà cũng không mấy dễ dàng hơn. Bà có tất cả mười đồng bạc trong người thì cải mả cho con trai hết tám đồng, còn hai đồng để dành dụm làm vốn. Ấy vậy mà ông trời cũng không buông tha cho bà, năm ngoái ông bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh. Vì sức khỏe yếu nên người ta không nhận bà đi làm việc bế em bé. Cuộc sống ngày càng khó khăn, thậm chí có tháng bà phải ăn bánh đúc chay qua ngày. Hôm ấy bà ra thăm cái đĩ, cũng ở đó mà vì một bữa cơm mà bà bị bà Phó thụ chà đạp lên lòng tự trọng. Nhưng đó lại chính là một bữa no nhất của bà cũng là bữa cơm cuối cùng của cuộc đời người phụ nữ khốn khổ.
Xã hội nghèo đói đến mức người bà nghèo khổ ấy phải vứt bỏ phẩm giá của mình để đi ăn xin từ chợ với tấm thân già yếu đến cùng cực. Cuộc sống của bà giờ đây chỉ còn trông chờ vào những bữa cơm mà thiên hạ thương hại mà nhường lại cho mình. Một người đàn bà đã già đành từ bỏ danh dự và lòng tự trọng của mình để mong có một bữa no đúng nghĩa. Sau bao ngày nhịn đói bà mới được ăn một bữa ăn đàng hoàng, tay chân bà run rẩy vì đói, đên mức không thể nắm được thức ăn, khiến thức ăn tràn ra khỏi đĩa. Bà vẫn ăn trong sự khinh bỉ và chê cười, lòng tự trọng của bà giờ đây đã đặt sau cái bụng đói. Có lẽ vì đã quá lâu không được ăn no nên bữa ăn này bà cứ miệt mài ăn. Hay cũng bởi bà sợ rằng sau bữa ăn này sẽ chẳng bao giờ bà được ăn lại bữa cơm nào đàng hoàng như vậy. Bà cứ ăn như vậy cho đến khi mọi người ăn xong, bà vẫn cứ miệt mài ăn.
Thế nhưng chẳng hiểu sao bữa này bà ăn mãi cũng không thấy no. Có vẻ như sau thời gian lâu quá không được ăn nên cái bụng bà như bị mất cảm giác. Và rồi sau bữa ăn hoành tráng đó, bà trở về nhà vơi cái bụng căng tròn nhưng lại thấy mệt nhọc đến lạ thường. Sau bữa no ấy, bà qua đời. Cái chết của bà vì một bữa no-nghe như thật vô lí nhưng nó lại là sự thật. Đến đây, độc giả thấy đáng thương mà lại thấy cái chết xấu hổ biết bao. Trong xã hội khốn khổ ấy, bà đã phải sống trong sự cực khổ đến tận cùng, cả cuộc bà vất vả vì con vì cháu nhưng chẳng được đền đáp. Rồi tác phẩm kết thúc bằng lời răn dạy của bà Thụ đối với đám con gái, con nuôi và con thụ: “Chúng mày hãy nhìn đi, con người đói đến mức nào cũng không chết, nhưng khi no một bữa là đủ để chết. Chúng mày hãy biết điều đó và hãy biết ăn một cách tử tế!…”.
Bằng cái nhìn tuy lạnh lùng, tỉnh táo nhưng không “ráo hoảnh”, Nam Cao còn phát hiện một quy luật của xã hội cũ. Đó là sự hà hiếp, áp bức, bóc lột tận cùng của giai cấp thống trị đã đẩy những người dân nhỏ bé, tội nghiệp đến sự tha hoá, đánh mất lòng tự trọng, mất lương phẩm. Tưởng chừng cái nhìn của nhà văn cứ lạnh lùng như thế nhưng đọc xuyên suốt tác phẩm của mình, nhà văn luôn dùng cả trái tim của mình để cảm thông cho số phận người nông dân bị xã hội đồng tiền chà đạp đến chân tường, đến cùng đường tuyệt lộ. Trong tác phẩm “Một bữa no”, Nam cao đã xây dựng nhân vật người bà luôn gặp những vận rủi trong cuộc sống, bà phải sống trong kiếp sống khốn khổ, lam lũ. Qua đó cũng nói lên hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ, một xã hội với hình ảnh người bà già khọm yếu ớt cũng không có ai cưu mang, giúp đỡ. Tôi như thấy hình ảnh lão Hạc qua nhân vật bà lão, một người cũng bị xã hội chà đạp, bị cái đói, cái nghèo bủa vây. Lão Hạc chọn cái chết để giữ lại mảnh đất duy nhất cho người con trai, lão chọn cách chết đau đớn bằng bả chó như lời tạ lỗi với cậu Vàng . Còn “Một bữa no” của bà lão già ốm yếu, đói vàng cả mắt ấy, tội nghiệp thay, cay đắng thay, là một bài học cho những ai cố “ăn tộ vào” vì “người ta đói đến đâu cũng không thể chết, nhưng no một bữa là đủ chết”. Hơn nữa, cái chết đó để lại nhiều suy nghĩ trong lòng độc giả. Nam Cao như ném vào xã hội câu hỏi về sự cực khổ của những người nông dân xưa, lên án, tổ cáo xã hội đồng tiền chà đạp nhân cách con người. Từ đó, nói lên lời cảnh tỉnh về nhân cách con người!
“Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn” (M.Gorki), quả thực những chi tiết “vàng” đã góp phần làm nên thành công của nhà văn lớn Nam Cao. Nó đã khái quát lên một chân lý nghệ thuật: nghệ thuật chân chính không những tìm thấy cái bình thường trong sự phi thường mà còn phát hiện cái phi thường trong sự bình thường, thậm chí tầm thường”. Và chỉ có nhà văn lớn có khối óc và trái tim lớn mới làm được điều đó!
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |