Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Sau khi đọc đoạn trích "Thị Mầu lên chùa" (trích chèo "Quan Âm Thị Kính"), mọi người thường đưa ra hai quan điểm: thứ nhất, Thị Mầu là người lẳng lơ, xấu tính; thứ hai, Thị Mầu là người phụ nữ dám thể hiện bản thân, đáng thương hơn đáng trách. Vậy các bạn đồng ý với quan điểm nào? Còn mình, mình lại đồng thuận với ý kiến đầu tiên.
Thị Mầu trong văn bản hiện lên với vẻ lẳng lơ, táo bạo. Tính cách ấy thể hiện qua lời nói, hành động mà Mầu bộc lộ ra bên ngoài. Chùa chiền là chốn trang nghiêm nhưng thị lại nói năng không phù hợp. Vừa thấy chú tiểu đẹp liền đem lòng si mê, tự hỏi bản thân "Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ?". Mầu không tiếc lời khen "Người đâu đến ở chùa này/ Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang". Cảm thấy câu nói của mình chưa đủ sức lay động Kính Tâm, nàng đề nghị Tiểu Kính để mõ mình đánh cho. Thậm chí, nàng còn buông lời trêu ghẹo "Bỏ mõ em đánh cho nào. Người đâu mà thấy gái mà lại chạy thế!" khiến chú tiểu sợ hãi đi mất. Hành động của Thị Mầu không phù hợp ở chốn chùa chiền, đi ngược lại với quy chuẩn đạo đức. Xét trong xã hội xưa, Thị Mầu đáng bị lên án vì không giữ tiết hạnh của người phụ nữ "tam tòng tứ đức".
Có thể nói, đoạn trích "Thị Mầu lên chùa" đã cho chúng ta thấy được thái độ mỉa mai, phê phán của tác giả dân gian đối với những người phụ nữ lẳng lơ, xấu xí như Thị Mầu.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |