Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nhà văn không đề cập đến nạn thuế khóa làm người dân điêu đứng, cũng không nhấn mạnh sự bóc lột của địa chủ cấu kết với quan lại đẩy người nông dân vào bước đường cùng. Tác giả đặt ra vẩn đề sự bần cùng hóa, sự tha hóa đến mất nhân tính, nhân hình của người nông dân; khát vọng trở lại lương thiện và cái giá phải trả khi muốn trở lại làm một người lương thiện.
Nam Cao luôn luôn tin tưởng vào nhân cách của những con người lương thiện. Cái vẻ ngoài có vẻ như gàn dở của lão Hạc, thực ra chứa đựng một nhân cách tự trọng, trong sạch; dám chết để giữ gìn sự trong sạch đó. Nhân vật Chí Phèo luôn luôn say, trở thành quỷ dữ của cả làng; nhưng trong sâu thẳm, Chí vẫn mong một cuộc sống lương thiện chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải. Cái khát vọng lương thiện ấy đã làm cho Chí Phèo nhận ra không còn lối để trở lại với đời sống bình thường. Chí mong Thị Nở sẽ mở đường cho mình. Nhưng một người dở hơi, có bệnh hủi, xấu xí như Thị cũng từ chối Chí. Va thế là kết cục Chí đã đâm kẻ thù là bá Kiến và kết thúc luôn cuộc sống bế tắc, bi kịch của mình. Cái chết của Chí Phèo cho thấy sức sống mãnh liệt của nhân tính ở người nông dân. Cùng khổ, bế tắc, trượt dài trên đường tha hóa, nhưng khao khát lương thiện ở người nông dân không vì thế mà mất di, trái lại càng mãnh liệt, dữ dội hơn.
Nam Cao một mặt thấy sự cùng quẫn, bế tắc của người nông dân, nhưng mặt khác vẫn tin vào người nông dân, vẫn cố mà tìm hiểu họ (Lão Hạc). Bởi vậy nội dung hiện thực sâu sắc, có từ phát hiện và tinh thần nhân đạo khi nhìn vào đời sống của người nông dân là một nét đóng góp mới của Nam Cao.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |