Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm nội dung và nghệ thuật của bài ca dao

tìm nội dung và nghệ thuật của bài ca dao

gió đưa cành trúc la đà  

tiếng chuông trấn vũ, canh gà thọ xương

mịt mù khói tỏa ngàn sương 

nhịp chày yên thái, mặt gương tây hồ


 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
103
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài ca dao trên mang đến cho người đọc một hình ảnh về cảnh vật và cuộc sống thường ngày trong một ngôi làng. Nội dung của bài ca dao tập trung vào việc miêu tả các hiện tượng tự nhiên và các hoạt động hàng ngày của người dân.

Nghệ thuật của bài ca dao được thể hiện qua việc sử dụng các hình ảnh và từ ngữ tươi sáng, sống động. Ví dụ, "gió đưa cành trúc la đà" tạo ra hình ảnh của cành trúc cong vút dưới sức ép của gió. "Tiếng chuông trấn vũ, canh gà thọ xương" miêu tả âm thanh của chuông và tiếng gà canh còn sót lại sau khi đêm tối qua đi. "Mịt mù khói tỏa ngàn sương" tạo ra hình ảnh của khói và sương lấp lánh trong không gian. "Nhịp chày yên thái, mặt gương tây hồ" miêu tả hoạt động nông dân đập gạo và hình ảnh của mặt gương phản chiếu ánh sáng từ hồ Tây.

Bài ca dao cũng sử dụng các từ ngữ ngắn gọn, dễ hiểu và có nhịp điệu nhẹ nhàng, tạo ra một giai điệu tự nhiên và dễ nghe. Từng câu trong bài ca dao được xây dựng một cách chặt chẽ và có sự liên kết logic, tạo nên một tác phẩm nhỏ mà sâu sắc.
0
0
nam gia
24/11/2023 18:43:47
+5đ tặng

1. Nội dung
–     Bằng vài nét chấm phá, bài ca dao miêu tả cảnh Hồ Tây như trong một bức tranh thủy mặc phương Đông.
–     Chi tiết khung cảnh: cành trúc la đà ven hồ, khói sương mịt mù và mặt hồ lấp lánh như mặt gương.
–     Âm thanh: tiếng chuông Trấn Vũ, tiếng gà gáy báo sáng ở Thọ Xương (những khu vực sầm uất ở kinh thành), tiếng nhịp chày giã vỏ dó làm giấy ở Yên Thái (tức khu làng Đông, làng Thọ, làng Hồ). Tất cả vang vọng những âm thanh đều đặn, ngân nga, sâu lắng.
–     Cảnh vật hiện lên trong dáng vẻ yên ả, thanh tĩnh của một vùng trời nước mênh mang vào buổi sớm mai trên Hồ Tây như một bức tranh tuyệt mĩ.
2. Nghệ thuật 
–     Gợi tả:
Gió đưa cành trúc la đà
La đà khiến cành trúc như thực hơn, và làn gió trở nên hữu tình hơn. Tả cành trúc lay động mà nói lên được tính chất nhẹ nhàng của làn gió, từ đó gợi lên vẻ yên ả của cảnh vật: thiên nhiên sống nhưng không động. Câu thơ gợi nhiều hơn tá, chú ý nói cái ta cảm thấy hơn là ta thấy, không mời ngắm mà gợi lên sự cảm thụ. Nghệ thuật gợi tả thật tinh tế.
–     Tương phản: Thủ pháp nghệ thuật này dùng cái động để làm nổi cái tĩnh của cảnh vật Hồ Tây. Gió chỉ đưa mà không thổi, sương không mịt mù thành rừng khói mà chỉ nhẹ nhàng lan toả. Chính nghệ thuật tương phản làm đậm thêm cái cảm giác yên lặng, thanh bình của cảnh vật Hồ Tây.
–     Tả không gian kết hợp với tả thời gian:
Trong thơ, “không gian và thời gian vừa là máu thịt, vừa là cái áo của tác phẩm” (Huy Cận). Thơ khéo gợi không gian và thời gian thì tứ thơ, nghệ thuật thơ như có mạch sống. Trong cái yên tĩnh của cảnh vật Hồ Tây, những âm thanh đặc biệt vang lên như tiếng chuông, canh gà, nhịp chày báo hiệu cho một ngày mới. Còn cảnh đêm tàn, ngày rạng sáng được nhìn từ cành trúc ven hồ, làn sương mặt hồ và dừng lại ở hình ảnh gương nước Tây Hồ. Mặt hồ ẩn trong rừng khói sương mù mịt chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng ban mai. Trước cảnh đêm chuyển dần về sáng, ta tựa hồ cảm nhận được bước đi êm ả của thời gian.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư