Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Lần gần nhất mà bạn phải ngồi chờ đợi một ai đó là bao lâu rồi? Chắc cũng mới gần đây thôi nhỉ. Dường như thói quen đi việc đi trễ đã trở thành thói quen của rất nhiều người trong xã hội, đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi,… Nhiều người còn có quan điểm tiêu cực là việc đi đúng giờ đã trở nên lỗi thời. Chúng ta có thể lỡ một cuộc hẹn đi chơi, đi làm hay thậm chí là các sự kiện lớn, những thời khắc quan trọng của bản thân cũng như của người khác hay đơn giản chỉ là thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nhiều trường hợp bạn đi trễ có thể không sao, không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng song việc đi trễ vẫn luôn để lại những hậu quả mà nhiều khi không cách gì giải quyết được. Ngay từ khi còn nhỏ, khi đứng trên ghế nhà trường chúng ta đã được rèn luyện thói quen đi học đúng giờ bằng cách, nếu đi học muộn sẽ bị… cờ đỏ ghi tên, phạt trực nhật,… Song càng lớn hơn, trưởng thành hơn thì dễ dàng nhận thấy căn bệnh đi trễ ngày càng phổ biến. Dễ thấy nhất trong cuộc sống là việc cán bộ công chức đi làm trễ; học sinh, sinh viên đi học muộn,…
Có rất nhiều nguyên nhân khiến đi trễ đã trở thành một thói quen xấu của nhiều người trong xã hội. Nhiều bạn trẻ hiện nay quan niệm rằng việc hay đi trễ đã trở thành “đặc trưng” của dân mình rồi, “Không ăn đậu không phải Mễ, không đi trễ không phải người Việt Nam”. Việc đi trễ còn có tác động như một hội chứng “dây chuyền – domino”, việc một người đi trễ có thể gây ảnh hưởng và tác động đến nhiều người khác. Đối với một số người khi căn bệnh trễ giờ đã ngấm vào máu rồi thì một số khác lại bị “nhiễm bệnh” từ những người xung quanh. Một số người bình thường luôn đúng giờ trong mọi công việc, sinh hoạt song nhiều khi phải chịu cảnh chờ đợi dài cổ người khác mới bắt đầu được công việc khiến họ cảm thấy “bất mãn”, nên trả thù mọi người bằng cách đi trễ, dần dần trở thành thói quen. Bạn đi trễ có thể do một sự cố ngẫu nhiên như: ngủ quên, tắc đường, nhỡ xe, thời tiết,…. nhưng cũng có thể đó đã trở thành một thói quen ngấm vào máu. Bạn là người thích được người khác chờ đợi, không quan tâm đến việc chính xác trong giờ giấc, giữ đúng lời hứa và cảm thấy tự hào khi được chờ đợi; hay bạn muốn tỏ ra mình là người quan trọng, người khác phải chờ đợi bạn, nhờ vả, cầu cạnh bạn…
Dù có là lý do gì đi nữa thì việc đi trễ vẫn là một thói quen không tốt để lại rất nhiều hậu quả đáng tiếc. Việc đi đúng giờ không chỉ thể hiện bạn là một người văn minh, hiện đại mà còn là một người biết tôn trọng người khác. Chẳng hạn việc bạn thường xuyên đi làm trễ bạn sẽ tự làm mất đi uy tín của ban và có thể bị đánh giá là người không đáng tin cậy. Học sinh, sinh viên thường xuyên đi học trễ dẫn đến việc các bạn có thể bị hổng nhiều kiến thức, thậm chí bị kỷ luật, không cho vào lớp,… Việc bạn thường xuyên trễ hẹn dẫn đến việc uy tín của bạn dần mất đi, lời hứa không còn có trọng lượng và còn có thể gây nhiều hệ lụy xấu đến nhiều người và xã hội. Thử nghĩ xem nếu bạn là một người nắm giữ trọng trách quan trọng đối với một tập thể thì việc bạn lãng phí một chút thời gian của mình bằng việc đi trễ tức là bạn đã gián tiếp làm lãng phí thời gian của cả một tập thể. Tác hại của việc đi trễ là vô cùng lớn. Nếu mỗi người trong xã hội đều không coi trọng việc đúng giờ thì xã hội sẽ không thể nào tiến bộ được.
Đi trễ không chỉ đơn thuần là một thói quen xấu mà còn là căn bệnh bám rễ vào tư tưởng mỗi người và có thể gây nên những hậu quả khó lường nếu không được khắc phục. Để khắc phục thói quen đi trễ của bản thân đầu tiên bạn phải là một người biết coi trọng thời gian và đơn giản là có ý thức tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình. Nếu bạn không muốn phải chờ đợi người khác thì chắc chắn không ai thấy dễ chịu khi phải chờ đợi bạn. Vì vậy ngay lúc này đây hãy đặt ra những quy tắc cho bản thân để cùng nhau tẩy chay căn bệnh này:
Thứ nhất, Phải lên kế hoạch làm việc và đến chỗ hẹn đúng giờ. Nếu bạn là người hay lề mề hay cực kỳ chỉn chu trước khi ra khỏi nhà thì hãy cài đồng hồ hẹn trước một chút thời gian để chuẩn bị chu đáo. Hoặc nếu có việc bận đột xuất không đi được thì nên nhắn tin, gọi điện thông báo trước 10-15 phút để mọi người không phải chờ đợi mình.
Thứ hai, Nếu bạn là người đãng trí hay quên thì hãy lập cho mình m
ột thời gian biểu khoa học và thường xuyên theo dõi nó để chắc rằng mình không bỏ quên các cuộc hẹn. Và bạn cũng nên dự trù thời gian để có thể hoàn thành công việc và những việc phát sinh thêm, tránh để quỹ thời gian của bạn bị quá tải.
Thứ ba, Hãy lập ra một số quy tắc nhóm để răn đe, xử phạt bằng một hình thức nào đó đối với những người đi muộn. Cách làm này vừa có thể nhắc nhở bạn ý thức đúng giờ hơn vừa có thể giúp cho những người bạn của mình từ bỏ được thói quen đi trễ đó.
“Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” vẫn biết việc thay đổi thói quen từ thường xuyên đi trễ thành một người luôn đúng giờ là một bài toán khó song không phải có lời giải. Việc luôn đúng giờ giúp bạn trở thành một người có thói quen làm việc khoa học và hiệu quả hơn. Hãy biết quý trọng thời gian!
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |