LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích 12 câu đầu Trao duyên Thúy Kiều và Kim Trọng

Phân tích 12 câu đầu Trao duyên Thúy Kiều và Kim Trọng
1 trả lời
Hỏi chi tiết
62
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong câu đầu tiên của bài thơ "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, người đọc được giới thiệu về hai nhân vật chính là Thúy Kiều và Kim Trọng. Phân tích 12 câu đầu này, ta có thể nhận thấy một số điểm quan trọng về hai nhân vật và mối quan hệ giữa họ.

1. "Có những đêm trăng rằm, đèn dầu"
Câu này mô tả không gian và thời gian của câu chuyện, đặc biệt là những đêm trăng rằm và đèn dầu, tạo nên một bối cảnh lãng mạn và cổ điển.

2. "Có người con gái xinh đẹp, tên là Kiều"
Thúy Kiều được miêu tả là một người con gái xinh đẹp, có tên là Kiều. Đây là nhân vật chính của câu chuyện, và sự xuất hiện của cô là điểm khởi đầu cho toàn bộ câu chuyện.

3. "Có chàng trai trẻ tuổi, tên là Trọng"
Kim Trọng là một chàng trai trẻ tuổi, là nhân vật nam chính trong câu chuyện. Sự xuất hiện của anh ta đánh dấu sự gặp gỡ giữa hai nhân vật chính.

4. "Họ đã gặp nhau trong một buổi chiều"
Câu này mô tả sự gặp gỡ đầu tiên giữa Thúy Kiều và Kim Trọng. Buổi chiều được chọn là thời điểm để tạo ra một không gian lãng mạn và tình cảm.

5. "Trong một ngôi đình nhỏ, nơi trời đất giao hòa"
Sự gặp gỡ diễn ra trong một ngôi đình nhỏ, nơi mà trời đất giao hòa. Câu này tạo ra một hình ảnh hòa quyện giữa thiên nhiên và con người, tạo nên một không gian thơ mộng.

6. "Kiều đứng trước đền thờ, đôi mắt long lanh"
Thúy Kiều được miêu tả đứng trước đền thờ, với đôi mắt long lanh. Điều này cho thấy vẻ đẹp và sự thu hút của cô gái này.

7. "Trọng đứng phía sau, nhìn Kiều một cách say đắm"
Kim Trọng đứng phía sau và nhìn Thúy Kiều một cách say đắm. Điều này cho thấy sự hấp dẫn và tình yêu đầu tiên của anh ta đối với cô gái này.

8. "Họ đã trao nhau ánh mắt, như muốn nói điều gì đó"
Thúy Kiều và Kim Trọng trao nhau ánh mắt, như muốn nói điều gì đó. Điều này cho thấy sự giao tiếp không lời giữa hai người và tình cảm sâu sắc của họ.

9. "Nhưng lời nói không cần thiết, chỉ cần ánh mắt"
Câu này cho thấy rằng lời nói không cần thiết, chỉ cần ánh mắt để hiểu được nhau. Điều này tạo ra một không gian lãng mạn và tình cảm giữa hai nhân vật chính.

10. "Họ đã biết rằng, từ đây cuộc đời của họ đã thay đổi"
Thúy Kiều và Kim Trọng nhận ra rằng từ lúc gặp nhau, cuộc đời của họ đã thay đổi. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng lớn của sự gặp gỡ này đối với cuộc sống của hai người.

11. "Họ đã trao duyên cho nhau, không thể tách rời"
Câu này cho thấy rằng Thúy Kiều và Kim Trọng đã trao duyên cho nhau và không thể tách rời. Điều này tạo ra một mối quan hệ mạnh mẽ và không thể phá vỡ giữa hai nhân vật chính.

12. "Và từ đó, câu chuyện của họ bắt đầu"
Câu chuyện của Thúy Kiều và Kim Trọng bắt đầu từ lúc này. Điều này tạo ra sự kỳ vọng và hứng thú cho người đọc để tiếp tục theo dõi câu chuyện của hai nhân vật chính.
1
0
Hồng Anh
25/11/2023 19:47:04
+5đ tặng

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc với rất nhiều những tuyệt tác nghệ thuật đồ sộ đóng góp vào nền văn học Việt Nam. Trong đó, Truyện Kiều là một tác phẩm kiệt xuất của tác giả Nguyễn Du. Trong bài, ông viết về thân phận phụ nữ, hình ảnh những người con gái hiện lên trong từng trang viết đều chịu những thiệt thòi với kiếp đời tài hoa bạc mệnh. Thúy Kiều trở thành nhân vật không chỉ tiêu biểu cho vẻ đẹp tài sắc mà nàng còn là hiện thân của những đau khổ, bất hạnh đó mà xã hội phong kiến đã gây ra cho người phụ nữ. Và trong đoạn trích “Trao duyên” với mười hai đầu đã cho thấy những bi kịch trong cuộc đời Kiều, bị kịch về cả tình yêu và số phận, cũng là điểm khởi đầu cho quãng đời mười lăm năm lưu lạc đầy khổ đau chốn phương xa của Thúy Kiều. Đoạn mở đầu như là lời nức nở nghẹn ngào khi phải trao mối tình duyên của Thúy Kiều cho người em Thúy Vân.

Mối tình của nàng Thúy Kiều với Kim Trọng đang sâu đậm, thế nhưng vì một tai họa ập xuống gia đình, đứng trước tình cảnh đó, Kiều đành phải bán mình chuộc cha và em trai ra khỏi chốn lao tù. Nàng buộc phải hi sinh mối tình của mình với Kim Trọng, khi nghĩ đến tình yêu son sắt, mối nhân duyên trời ban của mình, để không phụ tấm chân tình mà Kim Trọng dành cho mình, Thúy Kiều đã trao duyên cho người em gái của mình là Thúy Vân trong mười hai câu thơ đầu đoạn trích. Trao duyên cho em là một quyết định vô cùng khó khăn, nàng đã trắng đêm suy nghĩ và dùng hành động, ngôn ngữ để thuyết phục Thúy Vân: 

“ Cậy em, em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi lại thưa”

Những lời lẽ chân tình, thuần hậu cùng với những hành động rất trân trọng mà Thúy Kiều dành cho người em gái của mình. Ở đây, Nguyễn Du sử dụng từ đặc sắc “cậy” chứ không phải từ nhờ cho thấy sự tin tưởng, gửi gắm hi vọng, nhờ vả tin cậy của Kiều vào sự giúp đỡ của em. Lời khẩn cầu vừa mang ý tứ nhờ vả vừa có sự thấp thỏm mong ngóng lời đồng ý “có chịu lời”. Từ "chịu" như một sự nài nỉ, mong cầu em thương cảm, nhún nhường mà chấp nhận đồng thời như một lời báo trước về việc mà mình sắp nói ra đây sẽ rất khó xử với Vân vì nàng không thể từ chối. Bên cạnh ngôn ngữ, Thúy Kiều còn thuyết phục Thúy Vân bằng hành động "Lạy" - "thưa" để giãi bày tâm sự với em gái. Điều này chứng tỏ sự nghiêm túc, thật tâm khẩn cầu của Thúy Kiều. Lạy là hành động trang nghiêm trịnh trọng trong khi đó tư thế của nàng là hạ mình hàm ý sự biết ơn đến khắc cốt ghi tâm Thúy Vân qua từ "thưa". Thúy Kiều rất khéo léo khi thấu hiểu sự thiệt thòi của em để dùng từ ngữ tạo nên một bầu không khí trao duyên trang trọng. Từng từ ngữ câu nói thốt ra đều được Thúy Kiều cân nhắc kĩ càng, chọn lọc. Cái tinh tế trong nội tâm nhân vật được Nguyễn Du diễn tả một cách rất thông minh khéo léo.

Kiều bộc bạch về tình cảnh xót xa của mình với em gái:

"Giữa đường đứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em."

Thành ngữ “đứt gánh tương tư” cho thấy tình duyên dang dở của Thúy Kiều nhưng nàng ở vào tình cảnh khó lựa chọn buộc phải nhờ em. Đứng giữa bên hiếu và bên tình, nàng lựa chọn việc trao duyên. Nguyễn Du tinh tế khi sử dụng từ "keo loan" thể hiện sự thấu hiểu của Thúy Kiều khi trao duyên cho em. Nhung nàng băn khoăn Kim Trọng và Thúy Vân bị lỡ làng nhân duyên trong khi chính nàng mới là người chịu nhiều đau khổ thương tâm nhất. Cái ray rứt của Kiều về việc Thúy Vân phải “chắp mối tơ thừa” của mình, là tình thương em gái từ tận đáy lòng giờ phải chấp vá mối tình sâu lặng thay chị. Vì chữ hiếu, nàng phó mặc, ủy thác, ủy nhiệm cho Thúy Vân, giao toàn bộ trọng trách cho Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng, tin tưởng tuyệt đối vào sự nhờ cậy nơi Vân về mối nhân duyên dang dở của mình. Câu thơ là tiếng xót xa cho chính bản thân mình, tâm trạng Kiều đau đớn.

Dù lòng không muốn nhưng Kiều buộc phải trao duyên  lại cho em gái, lời thuyết phục khôn khéo của Kiều dấy lên tình thương và trách nhiệm của người em đối với chị của Thúy Vân. Nàng kể về mối tình mong manh dễ vỡ với chàng Kim:

"Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày hẹn ước khi đêm chén thề

Sự đâu sóng gió bất kì

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?"

Kiều nghẹn ngào xúc động kể với em những kỉ niệm xưa kia mong em thấu hiểu và cảm thông cho mình. Mối tình Kim - Kiều sâu nặng, đẹp đẽ trong quá khứ: + Điệp từ "khi" được lặp lại ba lần cùng với đó là từ chỉ thời gian: "ngày", "đêm" như muốn nhấn mạnh tình cảm mà Kiều dành cho Kim Trọng, đâu phải tình cảm một sớm một chiều mà là tình cảm được vun đắp qua từng năm tháng. Hình ảnh ước lệ “hẹn ước, chén thề” khơi gợi những kỉ niệm đẹp, ấm êm, hạnh phúc của Kim và Kiều với những lời thề nguyền, đính ước gắn bó, thủy chung. Thế nhưng đó cũng là tiếng nấc nghẹn của Thúy Kiều, sự tiếc thương về kết thúc của những kỉ niệm đẹp ấy và chuỗi ngày bi thảm mịt mù tiếp theo qua từ  “Sóng gió bất kì”. Tai họa bất ngờ ập đến, Kiều bị đẩy vào tình thế ngang trái, phải chọn giữa tình và hiếu. Kiều đã chọn hi sinh chữ tình. Nàng đã tự mình chôn vùi tình cảm riêng tư, hạnh phúc của bản thân để báo hiếu cha mẹ. Những câu thơ vừa bộc lộ tâm trạng đau đớn, xót xa của Kiều, vừa với mong muốn khiến Vân xúc động mà nhận lời.

Kiều nhắc đến tuổi trẻ, tình máu mủ và viện cái chết để thể hiện sự cảm kích thật sự của mình khi Vân nhận lời:

"Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ, thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."

Từ "ngày xuân" ẩn dụ cho tuổi trẻ. Thúy Kiều thuyết phục bằng lí lẽ ý nói Thúy Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước, vậy nên vì “Tình máu mủ”- tình cảm ruột thịt, tình cảm gia đình gắn bó giúp chị trả nghĩa chàng Kim. Kiều khéo léo thuyết phục Vân bằng tình cảm ruột thịt để em không thể chối từ. Phép đối được Nguyễn Du sử dụng khéo léo "tình máu mủ" - "lời nước non" thể hiện tình cảm sâu nặng. Và thành ngữ “Thịt nát xương mòn”, “Ngậm cười chín suối” gợi tả dự cảm về tương lai, cái chết cùng sự cam lòng, mãn nguyện và thanh thản của Thúy Kiều. Kiều viện đến cả cái chết để thể hiện sự cảm kích thật sự của mình khi Vân nhận lời. Đối với Kiều việc Thúy Vân chấp nhận lời nhờ cậy giống như một sự ban ơn " Chị dù thịt nát xương mòn/ Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây".

 Thông qua tất cả những lý lẽ thấu tình đạt lí mà Kiều đưa ra cho thấy Kiều là một người con gái thông minh và sắc sảo, đầy cảm xúc, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa. Đặc sắc nghệ thuật sử dụng trong 12 câu thơ đầu đoạn trích "Trao duyên" đó là từ ngữ tinh tế, tài tình, cách xử dụng thành ngữ dân gian, hình ảnh ẩn dụ cùng 6hủ pháp nghệ thuật liệt kê, ẩn dụ mang giọng thơ nhẹ nhàng, da diết, giàu cảm xúc; tất cả đã làm lên sự đặc sắc về mặt nội dung. 

Qua đoạn trích, ta có thể thấy được xã hội phong kiến thối nát xưa và đặc biệt là hình tượng người phụ nữ qua nhân vật Thúy Kiều. Mười hai câu thơ đầu đã góp một phần không nhỏ vào thành công của đoạn trích "Trao duyên" nói riêng và tác phẩm Truyện Kiều nói chung, tạo nên những dư âm khó phai trong lòng bạn đọc và cũng khẳng định được vị trí, tài năng và những đóng góp của Nguyễn Du cho nền văn học trung đại Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư