Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Phương pháp làm khô thực phẩm
Vi sinh vật cần phải có một lượng nước nhất định mới sinh sản, phát triển và hoạt động được. Làm khô thực phẩm sẽ giảm được hàm lượng nước trong thực phẩm, với hàm lượng nước trong thực phẩm dưới 15% vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt. Có thể dùng các phương pháp làm khô như: phơi nắng, sấy khô,…
- Phơi nắng: thường dùng để làm khô rau, quả, cá…Làm khô bằng phương pháp này, thực phẩm bị thay đổi về phẩm chất cảm quan cũng như về giá trị dinh dưỡng như hao hụt vitamin rất lớn. Hiện nay, người tiêu dùng thường sử dụng phương pháp bảo quản cá để sử dụng dần bằng cách phơi khô kết hợp với muối mặn; vì nếu chỉ phơi khô để bảo quản thì thời gian làm khô cá quá dài có thể cá bị biến chất.
- Sấy khô: thường dùng để sấy chè, thuốc lá, rau, ruốc thịt, cá, khoai sắn…Tuy nhiên phương pháp này làm hao hụt, biến chất thực phẩm, đặc biệt là protein, vitamin C. Thực phẩm sau khi sấy khô phải bảo quản kín để tránh hút ẩm trở lại làm hỏng thực phẩm. Để bảo quản thực phẩm được lâu hơn có thể kết hợp với muối mặn, tẩm ngọt hoặc làm chín thực phẩm.
Thực phẩm khô nếu không bảo quản đúng cách sẽ rất dễ bị nấm, mốc, do đó trong quá trình chế biến người sản xuất thường sử dụng các chất bảo quản như chất kháng khuẩn, chất chống nấm, mốc, chất tẩy trắng…Việc sử dụng các chất bảo quản thực phẩm với liều lượng không đúng hoặc sử dụng hóa chất cấm để bảo quản thực phẩm sẽ dẫn đến mất an toàn thực phẩm. Vì vậy khi chọn mua đồ khô, người tiêu dùng nên chọn các thực phẩm có địa chỉ rõ ràng, mua ở các cơ sở có uy tín như siêu thị, đại lý ủy quyền.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |