Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trong các xã hội có giai cấp, lợi ích kinh tế tất yếu mang tính chất giai cấp. Ví dụ, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, lợi ích của giai cấp tư sản là thu được giá trị thặng dư và lợi nhuận tối đa bằng cách tăng cường bóc lột lao động làm thuê. Còn lợi ích kinh tế của những người lao động chỉ hạn chế trong phạm vi giá trị sức lao động của họ. Do lợi ích kinh tế có tính giai cấp nên trong điều kiện có nhiều thành phần kinh tế như hiện nay tất yếu tồn tại mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các thành phần kinh tế, giữa các chủ thể kinh tế khác với nhau
Ví dụ lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Có thể thấy lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông thôn của Hà Nội còn thấp, năng suất lao động thất. Trong khi đó, CNH, HĐH xác định chuyển đổi căn bản, toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ quản lý từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng lao động cùng với công nghệ, phương tiện máy móc kỹ thuật hiện đại, tiên tiến.
Lợi ích kinh tế của nông dân chính là nhu cầu được chuyển đổi từ sử dụng lao động thủ công sang lao động sử dụng công nghệ tạo ra năng suất lao động hiệu quả. Lợi ích kinh tế của nông dân là tổng thể những nguồn thu từ hoạt động kinh tế của họ để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho mọi thành viên trong gia đình. Trong quá trình CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân, người dân vừa là chủ thể tiến hành, vừa là người trực tiếp thụ hưởng thành quả của quá trình CNH, HĐH. Chính người nông dân trực tiếp giải quyết lợi ích cho chính mình thông qua phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bản thân và gia đình.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |