Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
“Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!”
Đầu đoạn thơ là một câu hỏi đong đầy cảm xúc thương xót. Tiếng kêu “bầm ơi” vừa xót xa vừa chan chứa tình yêu. Hình ảnh bầm run run lội dưới bùn trong thời tiết mưa phùn gió núi, sao mà chân thực mà sinh động mà thương đến thế. Với tuổi tác ấy, đáng nhẽ bầm được con cái phụng dưỡng.Thế nhưng bầm bây giờ lao động vì thương con, vì chiến tranh. Bởi thế, dù cho thâm tím chân tay, ruột gan bầm lại vì lạnh nhưng bầm vẫn không sợ hãi mà tiếp tục làm việc. Dù không chứng kiến cảnh bầm làm, nhưng chỉ nghĩ thôi, tưởng tượng thôi em đã thấy xót thương bầm hay những người phụ nữ Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh gian khổ. Thật là một tình cảnh vừa trớ trêu, vừa éo le. Thương người con bảy, tám thì em cũng thương người mẹ chín, người phần. Hình ảnh tảo tần làm việc của bầm không chỉ nói riêng về cụ gái mà nó là đại diện cho vẻ đẹp, đức tính hy sinh, chịu thương chịu khó của những người phụ nữ Việt Nam. Đặc biệt là những người mẹ, người vợ trong chiến tranh.
một doạn hoi
nhớ chấm điểm nha
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |