Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích các nội dung, mục tiêu của phát triển bền vững

câu 1:phân tích các nội dung, mục tiêu của phát triển bền vững
Câu 2:Liên hệ các vấn đề khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên ở địa phương
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
80
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu 1: Phát triển bền vững là một quá trình phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng nhu cầu của chính họ. Mục tiêu của phát triển bền vững là tạo ra một hệ thống xã hội, kinh tế và môi trường cân bằng, đảm bảo sự phát triển toàn diện và bền vững.

Nội dung của phát triển bền vững bao gồm:
1. Phát triển kinh tế: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo ra việc làm và cải thiện mức sống của người dân mà không gây tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên.
2. Bảo vệ môi trường: Bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên, giảm ô nhiễm và sử dụng tài nguyên một cách bền vững để đảm bảo sự tồn tại của các loài và môi trường sống.
3. Xã hội công bằng: Đảm bảo sự công bằng xã hội, bao gồm việc đảm bảo quyền con người, giảm đói nghèo, cải thiện sự phân phối tài nguyên và cơ hội phát triển cho tất cả mọi người.

Câu 2: Vấn đề khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên ở địa phương có liên hệ mật thiết với phát triển bền vững. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hợp lý là cần thiết để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cộng đồng địa phương trong tương lai.

Khi khai thác tài nguyên, cần phải đảm bảo rằng việc này không gây ra tác động tiêu cực đến môi trường và các hệ sinh thái tự nhiên. Việc sử dụng tài nguyên phải được thực hiện một cách bền vững, đảm bảo rằng các nguồn tài nguyên không bị cạn kiệt và có thể sử dụng cho các thế hệ tương lai.

Ngoài ra, việc khai thác và sử dụng tài nguyên cần phải được thực hiện một cách công bằng và có lợi cho cộng đồng địa phương. Điều này đảm bảo rằng tài nguyên không chỉ được sử dụng bởi một số ít người mà còn mang lại lợi ích cho toàn bộ cộng đồng.

Tóm lại, việc khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên ở địa phương là một yếu tố quan trọng trong việc đạt được phát triển bền vững. Nó đảm bảo sự cân bằng giữa nhu cầu hiện tại và khả năng đáp ứng của tài nguyên, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cộng đồng địa phương trong tương lai.
1
0
chip chip
01/12/2023 13:34:46
+5đ tặng

Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

Phát triển bền vững bao gồm 4 nội dung chính: tăng trưởng kinh tế; bảo đảm công bằng xã hội; bảo vệ môi trường và tôn trọng các quyền con người. Khái niệm phát triển bền vững được xây dựng trên một nguyên tắc chung của sự tiến bộ loài người - nguyên tắc bảo đảm sự bình đẳng giữa các thế hệ.

Phát triển bền vững thể hiện quan điểm nhân văn, hiện đại hơn hẳn so với quan điểm "phát triển bằng bất kì giá nào", bởi phát triển bằng mọi giá, là khai thác tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho hoạt động phát triển, không tính đến sự ảnh hưởng của nó đến chính quá trình phát triển.

Khái niệm phát triển bền vững xuất hiện rõ rệt lần đầu tiên trong “Chiến lược bảo tồn thế giớï của Hiệp hội bảo tổn thiên nhiên quốc tế (IUCN) năm 4980, song mới chỉ chủ yếu đề cập đến vấn đề bền vững sinh thái.

Ngày nay, định nghĩa được chấp nhận một cách rộng rãi và cũng là là định nghĩa trong “Báo cáo Brunđtland' của Uỷ ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) của Liên hợp quốc năm 1987: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ.

Ủy ban Brundland đã có những đóng góp đáng ghi nhận vào quá trình phát triển bền vững:

- Thứ nhất, WCED đề ra trách nhiệm của thế hệ hiện tại phải đảm bảo những cơ hội và lựa chọn phát triển của các thế hệ tương lai thông qua việc bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Thứ hai, WCED đặt ra mục tiêu giảm nghèo ở các nước đang phát triển như là một trục chính mà các nước cần phải vượt qua.

- Thứ ba, WCED đúc kết lại việc theo đuổi phát triển bền vững trong bối cảnh nền kinh tế quốc tế bằng cách nhận ra rằng cần phải sắp xếp lại mô hình thương mại quốc tế và dòng vốn cũng như phải đảm bảo được các nước đang phát triển sẽ có ảnh hưởng lớn hơn trong các quan hệ kinh tế đó.

Như vậy, phát triển bền vững là một phương thức phát triển tổng hợp đa ngành, liên ngành, thành chương trình hành động với nhiều tiêu chí ngày càng được cụ thể và rõ nét. Phát triển bền vững, mang tính tất yếu và là mục tiêu cao đẹp của quá trình phát triển. Là quá trình vận hành đồng thời ba bình diện phát triển: kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định, văn hoá đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững. Do vậy, hệ thống hoàn chỉnh các nguyên tắc đạo đức cho phát triển bền vững bao gồm các nguyên tắc phát triển bền vững trong cả “ba thế chân kiềng” kinh tế, xã hội, môi trường.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×