Trong dòng bản sắc của văn hoá và nghệ thuật trừu tượng, nghệ thuật âm nhạc dân gian ta chảy từ ngàn đời xưa, kết hợp với sự đa dạng và đa diện của các dòng dân ca từ nhiều vùng miền như: ca chèo Thái Bình, Nam Định, chèo tàu Hà Tây, câu hát dặm Nghệ An, Hà Tĩnh, làn điệu ca trù, ca Huế, dân ca Nam Bộ... vẫn làm nổi bật nên một dòng dân ca riêng biệt, đặc sắc và độc đáo, tựa như:
Cây trúc xinh tang tình là cây trúc mọc...
Chị Hai xinh, tang tình là chị Hai đứng...
Đó là dân ca quan họ vùng Kinh Bắc - Bắc Ninh. Quan họ vừa như một làn điệu hội tụ "khí chất" của rất nhiều làn điệu dân ca: cái trong sáng, rộn ràng của chèo; cái thổn thức, mặn mà của hát dặm; cái khoan nhịp sâu lắng của ca trù; cái khoẻ khoắn, hồn nhiên của dân ca Nam Bộ. Nhưng trên hết, quan họ mang "khí chất" của chính quan họ, là hồn của xứ sở quan họ, là "đặc sản" tinh thần của Kinh Bắc - Bắc Ninh.
Đất Kinh Bắc là nơi kết tụ của tài hoa các làng nghề: làng tranh Đông Hồ, làng giấy Đống Cao, làng chạm khắc Phù Khê, làng đồng Đại Bái, làng buôn Phù Lưu... là đất của hàng nghìn di tích lịch sử, danh thắng của các đình, đền, chùa nổi tiếng.
Dân ca quan họ quả là một tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, nó cần được tióp tục nuôi dường, trân trọng gìn giữ và lưu truyền lại cho các thố hộ mai sau, ở trong nước và cho cả cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Trong suy nghi đó, CLB Văn hoá xin trân trọng giới thiệu những nét đặc sắc nhất của dân ca quan họ, từ khái quát về qué hương quan họ với những truyền thõng xứ Kinh Bắc, về các làng quan họ, các lề lối ca hát và phong tục giao du; đến lời ca quan họ với sự phân tích về nội dung lời ca và nghệ thuật thơ ca.
Quan họ vừa như một làn điệu hội tụ "khí chất" của rất nhiều làn điệu dân ca: cái trong sáng, rộn ràng của chèo; cái thổn thức, mặn mà của hát dặm; cái khoan nhịp sâu lắng của ca trù; cái khoẻ khoắn, hồn nhiên của dân ca Nam Bộ.