Trong tác phẩm Chuyện hoa chuyện quả, chúng ta không khó để bắtgặp hình ảnh thần tiên, phật trời như bà Tiên, ông Bụt, thần thánh... Khôngbiết tự bao giờ, chỉ biết là xa xưa lắm, con người Việt Nam đã luôn tôn thờnhững những vị thần như Thần Cây, Thần Hoàng, Thần Sấm, Long Vương,...cũng không ai có thể giải thích được những điều này bởi lẽ nó thuộc phạm trùtâm tưởng, tiềm thức của con người.Tình tiết truyện trong tác phẩm đôi khi phi logic, phi thực tế và có thểphản khoa học. Rắn lục dùng phép hóa thành con người, giả dạng làm vợ củachàng trai có tài thổi sáo. Người thầy thuốc nằm mơ được bà Tiên báo mộngcách hóa giải hiềm khích giữa hai gia đình, cưới được người con gái mà từ lâuanh đã thầm yêu thương. Cây hoa mai nở rộ trong Tết của người miền Namhay miền Trung là do cô gái mặc áo màu vàng, có công giúp dân làng giếtđược quái thú hóa thành. Nếu không chịu học hành, dùi mài kinh sử thì conốc roi sẽ biến thành màu đen. Tuy là có phần phi logic nhưng con người ViệtNam đặc biệt là các bé thiếu nhi vẫn trân trọng, không ai phê phán hay chốibỏ tác phẩm của ông.[3] Theo tôi được biết, có nhiều nhà sản xuất dựng lạinhững câu chuyện cổ tích của Phạm Hổ thành phim, kịch và được rộng rãicông chúng đón nhận. Ông đã thể hiện sự tôn trọng đối với tín ngưỡng, niềm tin của conngười Việt Nam. Nếu sống ngay thẳng, thật thà, biết giúp đỡ người khác sẽđược thần linh phù hộ vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Nếulà con người ích kỉ, chỉ biết đến lợi ích của bản thân, luôn bày mưu kế hãmhại người khác thì sớm hay muộn cũng sẽ bị trừng phạt, nhận quả báo thíchđáng. Qua đó, hướng con người đến những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.Sống nhân từ và độ lượng, không vì một chút khó khăn, vấp ngã mà trở nênsai lầm, đánh mất giá trị con người