Lịch: Biết làm lịch dựa trên sự di chuyển của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Tính được 1 năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng (Dương lịch), lịch Nông
- Chữ viết: Sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c gồm 20 chữ, sau là 26 chữ.
- Các lĩnh vực khác như: Toán học, thiên văn, vật lý, triết học, sử học, địa lí,... đều có những nhà khoa học nổi danh như: Ta-lét, Pi-ta-go, Ác-si-mét, Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít,...
- Văn học: những bộ sử thi nổi tiếng như: I-li-át, Ô-đi-xê,... những vở kịch thơ độc đáo như: Ô-re-xti, Ơ-đíp làm vua,...
- Kiến trúc, điêu khắc: đền Pác-tê-nông, đấu trường Cô-li-dê, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần Vệ nữ,...
Những thành tựu của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại là :
- Lịch pháp: sáng tạo ra nông lịch.
- Chữ viết: Sử dụng chữ tượng hình; Chữ được viết trên giấy làm từ thân của cây Papirut.
-Toán học: Giỏi về hình học; Biết làm các phép tính theo hệ đếm thập phân.
- Kiến trúc: Xây dựng được các công trình đồ sộ, kì vĩ. Ví dụ: Kim tự tháp…
- Những thành tựu văn hóa chủ yếu củangười Lưỡng Hà:
- Tín ngưỡng: Sùng bái tự nhiên (tôn thờ nhiều vị thần, như: thần Mặt trời…).
- Lịch pháp: Sáng tạo ra nông lịch.
- Chữ viết: Sử dụng chữ tượng hình; Chữ được viết trên đất sét.
- Toán học: Giỏi về số học; Sử dụng hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.
- Kiến trúc: xây dựng được các công trình đồ sộ. Ví dụ: vườn treo Ba-bi-lon…
Những thành tựu của Trung Quốc
* Về tư tưởng: Nho giáo, Phật giáo
* Lịch sử: Sử kí Tư Mã Thiên, Tư trị thông giám, v.v...
* Văn học:
- Có nhiều thể loại như: Thơ, tiểu thuyết,…
- Với nhiều tên tuổi, tác phẩm nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,... Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,…
* Các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học, Y dược,… cũng đạt nhiều thành tựu:
- Cửu chương toán thuật nêu các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau.
- Phát minh ra nông lịch để làm nông nghiệp
- Có nhiều thầy thuốc giỏi. Nổi tiếng nhất là Hoa Đà (thời Hán).Sách có Bản thảo cương mục, Hoàng đế nội kinh, v.v...
* Về kĩ thuật: Tứ đại phát minh: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.
* Về nghệ thuật, kiến trúc: Vạn lí trường thành, cung điện, tượng Phật sinh động,... còn được lưu giữ đến ngày nay.
Những thành tựu văn hóa của Ấn Độ là :
- Tư tưởng: đạo Bà-la-môn (Hin- đu), đạo Phật.
- Chữ viết: Chữ Phạn xuất hiện sớm – khoảng 1500 năm TCN, là nguồn gốc của chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.
- Văn học - nghệ thuật: Phát triển phong phú với nhiều thể loại: sử thi, kịch thơ...
- Nghệ thuật kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.