I. Mở bài.
Hồ Tây là cảnh đẹp của Thăng Long xưa, nay la Hà Nội. Thắng cảnh ấy được đưa vào nhiều tác phẩm văn học viết. Nguyễn Huy Lượng có Tụng Tây Hồ phu vào đầu thế kỉ XIX, ca ngợi Hồ Tây như gấm như hoa. Phạm Thái họa lại bằng bài Chiến tụng Tây Hồ phú miêu tả Tây Hồ bằng một màu xám xịt theo chính kiến của mình. Bà Huyện Thanh Quan thể hiện niềm hoài Lê qua tiếng chuông Chùa Trấn Bắc trong khi Nguyễn Công Trứ ghi lại tiếng chuông chùa như một nhịp sống bình thường của Tây Hồ. Ngoài ra, còn Nguyễn Văn Siêu viết Du Tây Hồ, Phan Kế Bính với bài kí Đêm trăng chơi Hồ Tây.
Đặc biệt trong văn học dân gian, bài ca dao cảnh Hổ Tây trở thành một tác phẩm thi họa tuyệt tác:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khỏi tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
- Ta hãy tìm hiểu những nét đặc sắc về nghệ thuật tả cảnh và tả tình trong bài ca dao trên.
II. Thân bài
A. Tả cảnh
1. Chi tiết chọn lọc
- Bằng vài nét chấm phá, bài ca dao miêu tả cảnh Hồ Tây như trong một bức tranh thủy mặc phương Đông.
Chi tiết khung cảnh: cành trúc la đà ven hồ, khói sương mịt mù và mặt hồ lấp lánh như mặt gương.
Âm thanh: tiếng chuông Trấn Vũ, tiếng gà gáy báo sáng ở Thọ Xương (những khu vực sấm uất ở kinh thành), tiếng nhịp chày giã vo gió làm giây ở Yên Thái (tức khu làng Đông, làng Thọ, làng Hồ). Tất cả vang vọng những âm thanh đều đặn, ngân nga, sâu lắng.
- Cảnh vật hiện lên trong dáng vẻ yên ả, thanh tĩnh của một vùng trời nước mênh mang vào buổi sớm mai trên Hồ Tây như một bức tranh tuyệt mĩ.
2. Thủ pháp nghệ thuật phong phú, độc đáo
Gợi tả:
Gió đưa cành trúc la đà
La đà khiến cành trúc như thực hơn và làn gió trở nên hữu tình hơn. Tả cành trúc lay động mà nói lên được tính chất nhẹ nhàng của làn gió, từ đó gợi lên vẻ yên ả của cảnh vật: thiên nhiên sống nhưng không động. Câu thơ gợi nhiều hơn tả, chú ý nói cái ta cảm thấy hơn là ta thấy, không mời ngắm mà gợi lên sự cảm thụ. Nghệ thuật gợi tả thật tinh tế.
- Tương phản: Thủ pháp nghệ thuật này dùng cái động để làm nổi cái tĩnh của cảnh vật Hồ Tây. Gió chỉ đưa mà không thổi, sương không mịt mù thành rừng khói mà chỉ nhẹ nhàng lan tỏa. Chính nghệ thuật tương phản làm đậm thêm cái cảm giác yên lặng, thanh bình của cảnh vật Hồ Tây.
- Tả không gian kết hợp với tả thời gian:
Trong thơ, “không gian rù thời giun vừa là máu thịt, vừa là cái áo của tác phẩm” (Huy Cận). Thơ khéo gợi không gian và thời gian thì tứ thơ, nghệ thuật thơ như có mạch sống. Trong cái yên tĩnh của cảnh vật Hồ Tây, nhưng âm thanh đặc biệt vang lên như tiếng chuông, canh gà, nhịp chày báo hiệu cho một ngày mới. Còn canh đêm tan, ngay rạng sáng được nhìn từ cảnh trúc ven hồ, làn sương mặt hồ và dừng lại ở hình ảnh gương nước Tây Hồ. Mặt hồ ẩn trong rừng khói sương mù mịt chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng ban mai. Trước cảnh đêm chuyển dần về sáng, ta tựa hồ cảm nhận được bước đi êm ả của thời gian.
3. Tiết tấu hài hòa.
Những câu ca dao trên mang tính nhạc, thể hiện nhịp điệu cân đối của thể thơ lục bát. Thanh điệu nhuần nhuyễn, vần điệu hài hòa với âm du dương, điệu uyển chuyển, mang tính chất trang nhã, cổ kính, lại đậm nét trữ tình.
B. Giải thích.
1. Cảnh Hồ Tây là gương mặt quê hương, cảnh sắc thân thuộc đượm nét hữu tình, bình dị mà sâu lắng, yên ả nhưng sinh động.
- Cành trúc không lơ phơ gió hắt hiu trong một chiều thu buồn (Nguyễn Khuyến) mà chỉ la đà làm tăng thêm vẻ thanh tú, sinh động của cảnh vật.
- Gương mặt hồ không có sóng lớp phế hưng nghe đã rộn (Bà Huyện Thanh Quan) mà ánh lên vẻ tinh khôi của buổi hừng đông.
2. Lời ca dao thấm đượm một tình cảm gắn bó đằm thắm của người sáng tác bình dân đối với cảnh vật thân thương, hòa một niềm vui trong sáng của những người không bận rộn bao toan tính bon chen, bao vẩn đục của thở than hay ghét ghen, thèm muốn.
3. Bài ca dao gợi lại một thời đại không xa chúng ta hơn một thế kỉ nhưng đã đi vào quá khứ. Một thời đại mà Hồ Tây có tiếng chuông chùa không gợi buồn xa vắng, gợi tỉnh mộng phù thế, mà hòa vào tiếng gà báo sáng, tiếng nhịp chày làm ăn cùng bao âm thanh của đất (Xuân Diệu) của những Trấn Vũ, Thọ Xương. Yên Thái, Tây Hồ, với âm hưởng đầy sinh khí, thân thuộc đời thường vào lúc bình minh.
III. Kết bài.
Bằng những nét đặc sắc, độc đáo về nghệ thuật tả cảnh và tả tình, bài ca dao thể hiện một nội dung trữ tình phong phú. Cảnh gắn bó với người, gợi lòng yêu mến quê hương, vừa thể hiện tình yêu cuộc sống của con người trong một thời đại thanh bình.
Quả thật bài ca dao trên là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân tộc.