Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết báo cáo về số phận của người con gái qua tác phẩm người con gái Nam Xương

Viết báo cáo về số phận của người con gái qua tác phẩm người con gái Nam xương
 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
211
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Báo cáo về số phận của người con gái qua tác phẩm "Người con gái Nam xương"

Tác phẩm "Người con gái Nam xương" của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là một tác phẩm văn học nổi tiếng của văn học Việt Nam. Tác phẩm này đã đặt ra câu hỏi về số phận của người con gái trong xã hội truyền thống, nơi mà họ thường bị đàn ông chi phối và bị xem thường.

Tác phẩm kể về cuộc đời của nhân vật chính là một cô gái tên là Hương. Hương là một người con gái thông minh, đáng yêu và có khát vọng sống tự do. Tuy nhiên, số phận của Hương lại bị định đoạt bởi những quyết định của cha mẹ và xã hội.

Ban đầu, Hương bị ép buộc kết hôn với một người đàn ông mà cô không yêu thương. Đây là một ví dụ điển hình cho việc người con gái không được tự quyết định về cuộc sống của mình. Hương phải chịu đựng cuộc sống không hạnh phúc và không thể tìm được niềm vui trong hôn nhân.

Tuy nhiên, Hương không chịu đầu hàng số phận và quyết định rời bỏ cuộc sống đó. Cô tìm đến một ngôi làng xa lạ và bắt đầu cuộc sống mới. Tại đây, Hương gặp được một người đàn ông tốt bụng và yêu thương cô. Tuy nhiên, người đàn ông này lại là một người đàn ông đã có gia đình và có con. Hương lại một lần nữa phải đối mặt với sự khó khăn và đau khổ trong tình yêu.

Tác phẩm "Người con gái Nam xương" đã thể hiện rõ ràng về số phận của người con gái trong xã hội truyền thống. Họ thường bị xem là vật sở hữu của đàn ông và không được tự do trong cuộc sống. Họ phải chịu đựng những áp lực từ gia đình và xã hội, và không được quyền tự quyết định về cuộc sống của mình.

Tuy nhiên, tác phẩm cũng thể hiện sự mạnh mẽ và kiên cường của người con gái. Hương đã không chịu đầu hàng số phận và tìm cách tạo ra cuộc sống mới cho mình. Mặc dù cuộc sống của cô không hoàn hảo, nhưng Hương đã chứng minh rằng người con gái cũng có thể tự quyết định về cuộc sống của mình và tìm kiếm hạnh phúc riêng.

Tóm lại, tác phẩm "Người con gái Nam xương" đã đặt ra câu hỏi về số phận của người con gái trong xã hội truyền thống. Tuy nhiên, qua nhân vật Hương, tác giả đã thể hiện sự mạnh mẽ và kiên cường của người con gái trong việc đối mặt với số phận và tìm kiếm hạnh phúc riêng.
1
0
Tạ Nguyên Đức
06/12/2023 19:51:47
+5đ tặng

Số phận của người phụ nữ thời phong kiến không phải đề tài mới nhưng vẫn luôn khiến cho người đọc cảm thấy day dứt, thương xót cho nỗi bất công mà họ phải chịu đựng. "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ cũng là một tác phẩm viết về chủ đề này. Thông qua nhân vật Vũ Nương, tác giả đã mang đến cho độc giả thêm nhiều suy nghĩ về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Ngay từ những dòng đầu tiên, Vũ Nương đã được giới thiệu là người con gái vừa xinh đẹp lại vừa có hiền thục, ngoan ngoãn: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Khi được gả vào nhà giàu, nàng luôn tuân thủ khuôn phép, không để gia đình phải xảy ra tranh cãi, lục đục bao giờ. Chiến tranh nổ ra, chàng Trương phải đi lính. Vũ Nương ở nhà nhất mực chung thủy chờ chồng trở về. Nàng chẳng mong chồng mình "đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về", chỉ cần chồng được bình an. Vũ Nương còn là một nàng dâu hiếu thảo. Nàng lo lắng, ra sức chăm sóc mẹ chồng bị ốm. Khi mẹ mất, nàng lo việc ma chay chu đáo như bố mẹ đẻ mình. Không những thế, trong thời gian xa chồng, nàng đã hạ sinh bé Đản. Lo sợ con thiếu vắng tình cha, Vũ Nương thường trỏ tay lên cái bóng và nói đó là cha Đản. Hành động này của nàng xuất phát từ tình cảm nhớ thương người chồng và lo lắng cho con. Thế nhưng, đó cũng chính là khởi nguồn cho bi kịch của Vũ Nương.

Khi Trương Sinh quay về, nghe bé Đản nói đêm nào cũng có người đàn ông đến nên đã nghi ngờ vợ thất tiết. Trương Sinh bèn nổi giận, mắng nhiếc, đuổi đánh Vũ Nương ra khỏi nhà. Mặc những lời thanh minh của Vũ Nương và sự khuyên can của hàng xóm, hắn vẫn một mực tin rằng vợ mình hư hỏng. Chẳng thể làm gì, Vũ Nương đành gieo mình xuống sông Hoàng Giang để chứng minh cho sự trong sạch của bản thân. Đọc đến đây, ta không khỏi thấy xót xa cho nhân vật chính. Vũ Nương đã phải chịu cảnh cô đơn, gồng gánh, chăm sóc cả gia đình khi không có chồng ở bên. Nàng mong chồng bình an trở về để lại được hưởng những tháng ngày ấm êm, hạnh phúc. Ấy vậy mà thứ nàng nhận lại được chỉ là sự tuyệt tình của người chồng đầu ấp tay gối. Điều này cũng khiến ta nhớ đến câu thơ của Nguyễn Du khi viết về số kiếp của những người phụ nữ xưa kia:

"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

Có thể không phải là tất cả, nhưng đa số người phụ nữ trong xã hội cũ phải chịu cảnh "bạc mệnh" giống như Vũ Nương. Cái chết của nàng chính là lời tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã khiến cho biết bao nhiêu gia đình phải lìa xa. Những người vợ, người mẹ phải chịu cảnh "chăn đơn gối chiếc". Họ không những bị chiến tranh xé nát hạnh phúc mà còn không thể tự quyết định cuộc đời mình. Tất cả mọi quyền hành nằm hết trong tay người đàn ông. Họ sống một cuộc đời mông lung, vô định, không biết tương lai bản thân ra sao. Điều này được thể hiện rất nhiều qua những câu ca dao than thân như:

"Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu"
Hay nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng từng bộc bạch:
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Thật vậy, cho dù phải chịu nhiều nỗi bi kịch nhưng những người phụ nữ vẫn cố vun vén, giữ gìn hạnh phúc gia đình. Đến khi bị dồn vào đường cùng, không thể chịu đựng được nữa, họ đành phải lựa chọn cái chết như một sự giải thoát cho bản thân. Cái chết của Vũ Nương như một lời tố cáo đanh thép hướng đến xã hội "nam quyền" đầy bất công. Chính tư tưởng "trọng nam khinh nữ" đã đẩy những người phụ nữ nhỏ bé vào nhiều nỗi bi kịch, buộc họ phải chọn cái chết để chứng minh sự trong sạch của bản thân.

Qua "Chuyện người con gái Nam Xương" Nguyễn Dữ đã thành công xây dựng hình tượng nhân vật Vũ Nương. Nàng là điển hình cho những người phụ nữ trong xã hội cũ. Tuy mang nhiều nét đẹp cả về ngoại hình lẫn phẩm chất, tính cách nhưng họ lại phải chịu đựng cuộc đời đầy đau thương, mất mát. Tuy thời đại đó đã qua đi nhưng mỗi lần đọc những tác phẩm viết về số mệnh bi kịch của người phụ nữ, ta vẫn không khỏi day dứt, xót xa cho những kiếp "hồng nhan bạc mệnh".

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
nmaiiiii
06/12/2023 19:52:06
+4đ tặng

Số phận của người phụ nữ thời phong kiến không phải đề tài mới nhưng vẫn luôn khiến cho người đọc cảm thấy day dứt, thương xót cho nỗi bất công mà họ phải chịu đựng. "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ cũng là một tác phẩm viết về chủ đề này. Thông qua nhân vật Vũ Nương, tác giả đã mang đến cho độc giả thêm nhiều suy nghĩ về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Ngay từ những dòng đầu tiên, Vũ Nương đã được giới thiệu là người con gái vừa xinh đẹp lại vừa có hiền thục, ngoan ngoãn: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Khi được gả vào nhà giàu, nàng luôn tuân thủ khuôn phép, không để gia đình phải xảy ra tranh cãi, lục đục bao giờ. Chiến tranh nổ ra, chàng Trương phải đi lính. Vũ Nương ở nhà nhất mực chung thủy chờ chồng trở về. Nàng chẳng mong chồng mình "đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về", chỉ cần chồng được bình an. Vũ Nương còn là một nàng dâu hiếu thảo. Nàng lo lắng, ra sức chăm sóc mẹ chồng bị ốm. Khi mẹ mất, nàng lo việc ma chay chu đáo như bố mẹ đẻ mình. Không những thế, trong thời gian xa chồng, nàng đã hạ sinh bé Đản. Lo sợ con thiếu vắng tình cha, Vũ Nương thường trỏ tay lên cái bóng và nói đó là cha Đản. Hành động này của nàng xuất phát từ tình cảm nhớ thương người chồng và lo lắng cho con. Thế nhưng, đó cũng chính là khởi nguồn cho bi kịch của Vũ Nương.

Khi Trương Sinh quay về, nghe bé Đản nói đêm nào cũng có người đàn ông đến nên đã nghi ngờ vợ thất tiết. Trương Sinh bèn nổi giận, mắng nhiếc, đuổi đánh Vũ Nương ra khỏi nhà. Mặc những lời thanh minh của Vũ Nương và sự khuyên can của hàng xóm, hắn vẫn một mực tin rằng vợ mình hư hỏng. Chẳng thể làm gì, Vũ Nương đành gieo mình xuống sông Hoàng Giang để chứng minh cho sự trong sạch của bản thân. Đọc đến đây, ta không khỏi thấy xót xa cho nhân vật chính. Vũ Nương đã phải chịu cảnh cô đơn, gồng gánh, chăm sóc cả gia đình khi không có chồng ở bên. Nàng mong chồng bình an trở về để lại được hưởng những tháng ngày ấm êm, hạnh phúc. Ấy vậy mà thứ nàng nhận lại được chỉ là sự tuyệt tình của người chồng đầu ấp tay gối. Điều này cũng khiến ta nhớ đến câu thơ của Nguyễn Du khi viết về số kiếp của những người phụ nữ xưa kia:

"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

Có thể không phải là tất cả, nhưng đa số người phụ nữ trong xã hội cũ phải chịu cảnh "bạc mệnh" giống như Vũ Nương. Cái chết của nàng chính là lời tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã khiến cho biết bao nhiêu gia đình phải lìa xa. Những người vợ, người mẹ phải chịu cảnh "chăn đơn gối chiếc". Họ không những bị chiến tranh xé nát hạnh phúc mà còn không thể tự quyết định cuộc đời mình. Tất cả mọi quyền hành nằm hết trong tay người đàn ông. Họ sống một cuộc đời mông lung, vô định, không biết tương lai bản thân ra sao. Điều này được thể hiện rất nhiều qua những câu ca dao than thân như:

"Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu"
Hay nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng từng bộc bạch:
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Thật vậy, cho dù phải chịu nhiều nỗi bi kịch nhưng những người phụ nữ vẫn cố vun vén, giữ gìn hạnh phúc gia đình. Đến khi bị dồn vào đường cùng, không thể chịu đựng được nữa, họ đành phải lựa chọn cái chết như một sự giải thoát cho bản thân. Cái chết của Vũ Nương như một lời tố cáo đanh thép hướng đến xã hội "nam quyền" đầy bất công. Chính tư tưởng "trọng nam khinh nữ" đã đẩy những người phụ nữ nhỏ bé vào nhiều nỗi bi kịch, buộc họ phải chọn cái chết để chứng minh sự trong sạch của bản thân.

Qua "Chuyện người con gái Nam Xương" Nguyễn Dữ đã thành công xây dựng hình tượng nhân vật Vũ Nương. Nàng là điển hình cho những người phụ nữ trong xã hội cũ. Tuy mang nhiều nét đẹp cả về ngoại hình lẫn phẩm chất, tính cách nhưng họ lại phải chịu đựng cuộc đời đầy đau thương, mất mát. Tuy thời đại đó đã qua đi nhưng mỗi lần đọc những tác phẩm viết về số mệnh bi kịch của người phụ nữ, ta vẫn không khỏi day dứt, xót xa cho những kiếp "hồng nhan bạc mệnh".

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×