A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1.Trò chơi: Thi nói nhanh các từ chỉ sự vật có trong thiên nhiên hoặc từ chỉ dặc điểm của sự vật có trong thiên nhiên.
M: – trời
– xanh ngắt
Gợi ý:
gió – lồng lộng; thác nước – trắng xoá; rừng cây – âm âm; dòng sông –lượn lờ; sóng biển – cuồn cuộn.
2.Đọc mẩu chuyện “Bầu trời mùa thu” (SGK/163, 164).
3.Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1)Trong câu chuyện trên, có những từ ngữ nào tả bầu trời?
2)Trong câu chuyện, biện pháp nhân hoá được sử dụng qua những từ ngữ nào?
Gợi ý:
1) Những từ ngữ tả bầu trời: xanh, được rửa mặt, xanh biếc, dịu dàng, buồn bã, trầm ngâm, ghé sát mặt đất, cúi xuống.
2) Biện pháp nhân hoá được sử dụng qua những từ ngữ: được rửa mặt, dịu dàng, buồn bã, trầm ngâm, nhớ, ghé sát, cúi xuống lắng nghe.
4.Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp ở quê em hoặc nơi em ở có sử dụng biện pháp nhân hoá.
-Em muốn tả cảnh đẹp gì?
-Cảnh đó có những gì?
-Hình dáng, màu sắc của mỗi sự vật ở đó có gì đẹp?
Gợi ý:
Buổi sớm, khi bình minh chưa vén hẳn tấm màn sương mờ ảo thì biển đã thầm thì chờ sưởi nắng ấm. Gió dệt trên mặt biển từng lọn sóng lăn tăn. Mặt trời dậy muộn hơn thường khi. Biển nhún nhảy nhiều hơn như để phô trương những trang sức lấp lánh trên đầu ngọn sóng. Tiếng sóng vỗ bờ vang động không gian, phá tan không khí tĩnh lặng của buổi sớm mai.
5.Đọc mẩu chuyện “Ai cần nhất đối với cây xanh? “ (SGK/165).
6.Dựa vào ý kiến của các nhân vật ở trên, em hãy nêu ý kiến của mình để tranh luận cùng các bạn: Đất, Nước, Không Khí hay Anh Sáng cần cho cây xanh hơn? Vì sao?
M: Theo tớ, Đất cần cho cây xanh hơn vì Đất nuôi cây lớn. Cây có thể sống trong bóng tối và không cần tưới nước một thời gian, nhưng không có Đất thì cây không thể sông được.
Gợi ý:
Tất cả ý kiến của các bạn đều đúng. Cây xanh rất cần các bạn đấy. Muốn chất màu nuôi được cây thì phải nhờ nước vận chuyển đến các bộ phận của cây.
Ngoài chất màu, cây cũng cần không khí để hô hấp như con người. Đặc biệt cây phải nhờ ánh sáng mới quang hợp, vận chuyển chất diệp lục giúp cây phát triển tốt.
7.Đọc bài ca dao sau và trả lời: Đèn hay trăng quan trọng hơn? Vì sao? (SGK/165).
Gợi ý:
-Điều gì xảy ra khi đèn gặp gió? Trăng có bị mờ khi trời có gió không?
-Ban đêm khi bị mây che, trăng có chiếu sáng xuống đất được không? Ánh sáng của đèn có bị mây che khuất không?
Gợi ý:
– Khi gặp gió, đèn sẽ tắt. Trong khi trời có gió thì tráng vẫn sáng vằng vặc.
– Ban đêm khi bị mây che, mặt đất tối om, không còn thấy ánh sáng trăng đâu cả. Khi ấy, ánh sáng của đèn rất tỏ.
8.Trình bày ý kiến của em sao cho thuyết phục để mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao trên.
Gợi ý:
Từ xa xưa, trăng là nguồn sáng quan trọng khi đêm về. Trăng với vẻ đẹp nên thơ là nguồn cảm hứng sáng tác thơ ca. “Bóng trăng tròn lướt qua ngọn tre…”. Lời bài hát ấy chắc chắn các bạn vẫn nhớ. Không chỉ thế, Tết Trung thu với vầng trăng rằm tháng tám vằng vặc sáng trong, tuổi nhỏ chúng mình làm sao quên được. Ớ tận trời cao, trăng toả ánh sáng dịu dàng khắp mặt đất. Thử hỏi có đèn nào soi sáng đến thế? Đã như thế, chúng ta còn cần đèn làm gi nữa? Thật ra tuy trăng sáng thật nhưng trăng lúc có lúc không, khi mờ khi tỏ. Gặp hôm trời đầy mây thì dù trăng có tròn mấy cũng vẫn bị che khuất.
Vậy còn đèn thì sao? Đèn soi sáng trong đêm, cho ta ánh sáng để học tập, để làm việc, đèn lại chẳng bao giờ bị mây che khuất, hơn hẳn cả trăng. Tuy vậy, đèn mà ra trước gió thì chắc hẳn sẽ tắt ngúm, trở nên vô dụng.
Ở mặt này thì trăng hơn đèn, còn ở mặt kia thì đèn lại hơn trăng. Vì thế không thể nói giữa trăng và đèn ai hơn ai và cũng không thể nói cái nào quan trọng hơn cái nào. Cả đèn và trăng đều cần thiết, đều hữu ích cho chúng ta.
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
1. Quan sát bầu trời và nói cho người thân những điều em quan sát được.
Gợi ý
Bầu trời ban ngày có mây trắng bồng bềnh trôi, có khi trong xanh, về đêm, trời đầy sao và có ánh trăng sáng vằng vặc vào đêm rằm.