Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý chi tiết ( theo hệ thống luận điểm) cảm nhận về hình ảnh người lính trong bài thơ đồng chí

lập dàn ý chi tiết ( theo hệ thống luận điểm) cảm nhận về hình ảnh người lính trong bài thơ đồng chí 
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
112
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
I. Giới thiệu bài thơ "Đồng chí"
- Tác giả: Nguyễn Khuyến
- Bài thơ "Đồng chí" là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Khuyến, được viết vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
- Bài thơ mang thông điệp về tình yêu và lòng hi sinh của người lính trong cuộc chiến đấu.

II. Hình ảnh người lính trong bài thơ "Đồng chí"
1. Hình ảnh về sự dũng cảm và quyết tâm
- Người lính được miêu tả là những người dũng cảm, quyết tâm chiến đấu cho đất nước.
- "Người lính đồng chí" là biểu tượng của sự gan dạ, không sợ hãi trước mọi khó khăn và hiểm nguy.

2. Hình ảnh về lòng yêu nước và sự hy sinh
- Người lính trong bài thơ được tôn vinh vì tình yêu và lòng hy sinh cao cả cho đất nước.
- Họ sẵn sàng đánh đổi cuộc sống cá nhân để bảo vệ tổ quốc và nhân dân.
- Hình ảnh người lính trong bài thơ thể hiện sự tận tụy và sự kiên trì trong cuộc chiến.

3. Hình ảnh về sự đoàn kết và tình đồng đội
- Người lính trong bài thơ được miêu tả là những người đồng đội đoàn kết, luôn sát cánh bên nhau trong cuộc chiến.
- Họ tin tưởng và dựa vào nhau để vượt qua mọi khó khăn và thử thách.
- Hình ảnh người lính trong bài thơ thể hiện tinh thần đoàn kết và tình đồng đội mạnh mẽ.

4. Hình ảnh về sự kiên nhẫn và sự bền bỉ
- Người lính trong bài thơ được miêu tả là những người kiên nhẫn và bền bỉ trong cuộc chiến.
- Họ không bao giờ từ bỏ và luôn cố gắng đến cùng để đạt được mục tiêu của mình.
- Hình ảnh người lính trong bài thơ thể hiện sự kiên nhẫn và sự bền bỉ không ngừng nghỉ.

III. Kết luận
- Hình ảnh người lính trong bài thơ "Đồng chí" mang đến cho chúng ta cảm nhận về sự dũng cảm, tình yêu nước, lòng hy sinh, đoàn kết, kiên nhẫn và bền bỉ của những người lính trong cuộc chiến đấu.
- Bài thơ tôn vinh và ca ngợi những phẩm chất cao cả của người lính, gửi gắm thông điệp về tình yêu và lòng hi sinh cho đất nước.
2
0
Dũng Nhâm
09/12/2023 15:40:37
+5đ tặng

a) Mở bài

  • Giới thiệu vài nét về tác giả Chính Hữu: Chính Hữu (1926 – 2007) là “nhà thơ quân đội thực thụ cả ở phía tác giả lẫn tác phẩm”, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
  • Giới thiệu khái quát về bài thơ Đồng chí: Đồng chí (1948) là một trong những bài thơ đặc sắc của ông viết về tình cảm của những người lính gắn bó thiêng liêng trong kháng chiến.

b) Thân bài

* Khái quát về hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được sáng tác vào đầu năm 1948 – sau chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông năm 1947. Khi đó ông là chính trị viên đại đội, từng theo đơn vị tham gia chiến dịch Việt Bắc và từng sống trong tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó vượt qua những khó khăn gian khổ trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. Sau chiến dịch, ông bị ốm nặng, phải nằm lại điều trị. Đơn vị đã cử một đồng chí ở lại để chăm sóc cho Chính Hữu và người đồng đội ấy rất tận tâm giúp ông vượt qua những khó khăn, ngặt nghèo của bệnh tật. Cảm động trước tấm lòng của người bạn, ông đã viết bài thơ “Đồng chí” như một lời cảm ơn chân thành nhất gửi tới người đồng đội, người bạn nông dân của mình.

* Cơ sở hình thành tình đồng chí.

- Cùng chung cảnh ngộ, xuất thân: Đều là những nông dân, những người con của vùng quê nghèo khó “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”.

-> Thành ngữ dân gian “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” được tác giả vận dụng rất tự nhiên, nhuần nhụy khiến người đọc có thể dễ dàng hình dung được những miền quê nghèo khổ, nơi sinh ra những người lính.

+ Hình ảnh “quê hương anh” và “làng tôi” hiện lên với biết bao nỗi gian lao vất vả

-> Cấu trúc sóng đôi, đối ứng: “Quê anh – làng tôi” đã diễn tả sự tương đồng về cảnh ngộ.

=> Sự tương đồng về cảnh ngộ đã trở thành niềm đồng cảm giai cấp, là cơ sở cho tình đồng chí, đồng đội của người lính.

- Cùng chung lí tưởng chiến đấu:

  • Trước khi nhập ngũ, họ đều là những con người xa lạ: “Anh với tôi đôi người xa lạ”
  • “Tự phương trời” họ về đây đứng trong cùng đội ngũ, có một lí tưởng chung, cùng một mục đích cao cả: chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.
  • Họ cùng đi lính, chung lí tưởng chiến đấu vì Tổ quốc, “súng bên súng đầu sát bên đầu” sát cánh bên nhau trên chiến trường.

• Hình ảnh “súng” – “đầu” sóng đôi tượng trưng cho nhiệm vụ chiến đấu và lý tưởng cao đẹp. -> Điệp từ “súng” và “đầu” như nhấn mạnh tình cảm gắn bó trong chiến đấu của người đồng chí.

- Sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao và niềm vui với đồng đội

“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

  • “Đêm rét chung chăn”: Đêm Việt Bắc thì quá rét, chăn lại quá nhỏ, loay hoay mãi không đủ ấm
  • “Tri kỉ”: người bạn thân thiết hiểu rất rõ về ta

-> Vất vả, gian nan đã gắn kết họ lại với nhau và trở thành những người bạn tâm giao gắn bó.

=> Những người chiến sĩ chia sẻ với nhau những gian khó đời thường “đêm rét chung chăn”, hiểu rõ về nhau để trở thành “tri kỉ”.

Từ “Đồng chí”: cách gọi vừa trang nghiêm vừa thân thuộc, đầy tình cảm, mang hơi thở thời đại mới của cách mạng, kháng chiến.

-> Hai tiếng ấy vang lên làm bừng sáng cả bài thơ, là kết tinh của một tình cảm cách mạng cao đẹp: tình đồng chí.

=> Như vậy, trong tình đồng chí có tình cảm giai cấp (xuất thân từ nông dân), có tình bạn bè tri kỉ và có sự gắn bó giữa con người cùng chung lí tưởng, chung mục đích chiến đấu.

* Những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí

- Cảm thông sâu sắc những tâm tư, nỗi niềm của nhau:

  • Họ hiểu về hoàn cảnh ra đi của nhau: bỏ lại sau lưng những gì bình dị, thân thuộc nhất, những gì đã gắn bó với họ từ lúc chào đời: “ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa”
  • Họ cùng nhau xác định lí tưởng: ra đi để bảo vệ những gì thân thương nhất, thái độ dứt khoát ra đi thể hiện quyết tâm chiến đấu.

=> Tình cảm đồng chí thân thiết, họ chia sẻ với nhau những gì riêng tư, thân thuộc nhất của họ.

  • Dù tư thế ra đi dứt khoát, “mặc kệ” nhưng họ vẫn nhớ quê hương da diết.
  • Hình ảnh hoán dụ mang tính nhân hoá “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” càng tô đậm sự gắn bó yêu thương của người lính đối với quê nhà.

=> Tâm tư ấy, nỗi nhớ nhung ấy của “anh” và cũng là của “tôi”, là đồng chí họ thấu hiểu và chia sẻ cùng nhau. Tình đồng chí đã được tiếp thêm sức mạnh bởi tình yêu quê hương đất nước ấy.

- Sự đồng cam cộng khổ, sẻ chia gian lao thiếu thốn của đời lính trên chiến trường.

  • Thủ pháp sóng đôi: “anh” – “tôi” tạo sự song hành, gắn bó giữa những người đồng đội.
  • “biết từng cơn ớn lạnh”, “run người”, “trán ướt mồ hôi” -> họ thương nhau khi phải trải qua những cơn sốt rét rừng.
  • Khó khăn thiếu thốn đời thường: thiếu thuốc men, áo rách vai, quần vá, không giày, chịu đói rét.
  • “miệng cười buốt giá”

-> Sự thiếu thốn về vật chất không làm tình cảm của họ phai nhạt đi, ngược lại làm cho họ quyết tâm hơn vì lí tưởng:

“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

Họ nắm tay nhau – cái nắm tay để sẻ chia, truyền hơi ấm, để hi vọng, để quyết tâm -> Cử chỉ cảm động chan chứa tình cảm chân thành, biểu hiện trực tiếp nhất của tình đồng chí.

* Bức tranh đẹp về tình đồng chí

- Nhiệm vụ gian khổ của người lính:

  • “đêm, rừng hoang, sương muối” -> hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt
  • Nhiệm vụ của những người lính chiến: đứng gác, phục kích sẵn sàng “chờ giặc tới”

- Hình ảnh đặc biệt: “Đầu súng trăng treo”

  • Gợi tả: hai người lính đứng gác dưới ánh trăng, trăng lặn xuống thấp dần khi trời gần sáng và như treo trên đầu súng.
  • Đặt hai biểu tượng đối lập trong cùng một câu thơ: “súng” tượng trưng cho chiến tranh, hiện thực; “trăng” tượng trưng cho vẻ đẹp hòa bình, lãng mạn.

=> Một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính: chiến sĩ mà thi sĩ, thấu hiểu hiện thực nhưng vẫn không ngừng hi vọng vào tương lai tươi đẹp.

* Đánh giá về đặc sắc nghệ thuật

  • Thể thơ tự do với những câu dài ngắn đan xen linh hoạt
  • Hình ảnh thơ cụ thể, xác thực mà giàu sức khái quát
  • Ngôn ngữ thơ hàm súc, cô đọng, giàu sức biểu cảm
  • Sử dụng nhiều từ ngữ đắt giá
  • Hình ảnh thơ song hành

c) Kết bài

  • Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
  • Cảm nhận của em về tác phẩm. Liên hệ tình đồng chí, tương thân tương ái ngày nay.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×