Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, truyện “Em bé thông minh” đã quá quen thuộc. Nổi bật trong truyện là nhân vật em bé - nhân vật chính của truyện.
Trước tiên, nhân vật này thuộc kiểu nhân vật thông minh. Nhân vật không có tên tuổi mà chỉ gọi một cách phiếm chỉ là “em bé”, “cậu bé”, “em”. Có thể thấy, em bé trong truyện mang tính đại diện.
Sự thông minh của em bé được bộc lộ qua những thử thách. Các câu đố xuất hiện theo quan hệ tăng tiến, câu sau khó hơn câu trước. Thử thách đầu tiên đến từ một viên quan, em bé nghe được và trả lời thay cha của mình. Viên quan theo lệnh của nhà vua đi tìm người tài, khi nghe được câu trả lời của em bé thì vô cùng ngạc nhiên, vui mừng. Câu hỏi của viên quan: “Trâu của ông cày được bao nhiêu đường một ngày?”. Em bé đã trả lời: “Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường”. Có thể thấy, em bé đã sử dụng cách “gậy ông đập lưng ông” - đặt ra một câu hỏi hóc búa tương tự cho viên quan. Cách trả lời của em bé đến từ việc vận dụng trí tuệ dân gian, không phải qua quá trình giáo dục.
Thử thách tiếp theo được đặt ra bởi nhà vua. Câu đó cũng khó hơn. Nhà vua sai ban cho dân làng của cậu bé ba con trâu đực cùng ba thúng thóc với yêu cầu là nuôi trâu sau ba năm đẻ thành chín con. Người dân trong làng đều cảm thấy lo lắng, không biết giải quyết thế nào. Trước hoàn cảnh đó, em bé vẫn bình tĩnh. Em nói với cha hãy bảo dân làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp lên để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một con trâu và một thúng gạo nếp bán đi lấy tiền làm lộ phí cho hai cha con trẩy kinh lo liệu việc của làng. Đ ến hoàng cung, em bé khóc lóc ầm ĩ khiến nhà vua phải cho người gọi vào. Em bé đã đưa ra câu chuyện cha không thể đẻ em bé để thuyết phục vua hiểu rõ lí do trâu đực không thể đẻ con. Cách giải câu đố này của em bé cũng giống như lần đầu tiên.
Lần thứ ba, câu đố tiếp tục được đặt ra bởi nhà vua. Lần này, câu đố còn oái oăm hơn vua bắt cậu bé chuẩn bị một mâm cỗ chỉ với nguyên liệu là một con chim sẻ. Em bé tiếp tục vận dụng cách giải cũ: “Ông cầm cái kim này về tâu với vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim”. Vua và quần thần đều chịu em bé là thông minh.
Thử thách cuối cùng được đặt ra cũng là thử thách khó khăn nhất. Câu đố được đặt ra bởi sứ thần của nước láng giềng. Hoàn cảnh lúc bấy giờ, nước láng giềng lăm le muốn chiếm nước ta. Để dò xem nước ta có nhân tài hay không, họ sai sứ thần nước họ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc. Câu đố khiến cho các bậc quan trong triều đều lắc đầu bó tay. Nhà vua phải nhờ đến sự giúp đỡ của em bé. Ở đây, em bé đã bộc lộ trí thông minh đầy thuyết phục của mình, giúp đất nước thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược.
Phần thưởng xứng đáng dành cho em bé là được phong làm trạng nguyên, vua còn cho xây dựng dinh thự cạnh hoàng cung, đón vào để tiện hỏi han. Qua các thử thách, em bé trong truyện bộc lộ tính cách thông minh, bản lĩnh. Lời giải đố của nhân vật này dựa vào kiến thức từ đời sống. Qua đó, tác giả dân gian muốn khẳng định rằng những kiến thức đến từ thực tế sẽ giúp chúng ta có được kinh nghiệm để giải quyết những tình huống mà trong sách vở không có.
Em bé trong truyện cổ tích trên chính là kiểu nhân vật thông minh tiêu biểu trong các truyện cổ tích.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |