A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Khái quát nội dung bài thơ: Bài thơ Hội Tây miêu tả không khí vui vẻ, sự hào hứng của những người tham gia hội Tây, qua đó khơi dậy nỗi nhục mất nước. Bài thơ còn thể hiện lòng yêu nước, sự lo lắng trước vận mệnh đất nước của Nguyễn Khuyến.
B. Thân bài
- Hoàn cảnh sáng tác: Hoàn cảnh sáng tác: khoảng cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX (khi Thực dân Pháp sang xâm lược và thực hiện chính sách đồng hóa ở nước ta)
- Hội Tây là ngày kỷ niệm cách mạng tư sản Pháp thắng lợi. Hồi Pháp thuộc, hàng năm cứ đến ngày 14 tháng 7 (kỷ niệm ngày nhân dân Pháp phá ngục Bát-ti năm 1789).
- Chủ đề: cảnh thanh niên nam nữ Việt Nam hăng hái tham gia ngày ”Hội Tây”.
- Trong bài thơ tác giả sử dụng hai từ “tênh nghếch”, “lom khom” đã miêu tả tư thế nực cười của bà quan (bà đầm Tây) đối lập với dáng vẻ đáng thương của đứa bé. Qua đó lột trần thực tại xót xa của cảnh đất nước trong nô lệ, dưới gót giày của lũ xâm lược. Đau xót hơn, những con người nô lệ ấy không nhận thức được nỗi nhục mất nước lại còn cuốn vào những trò chơi mà bọn thực dân Pháp bày ra để mị dân.
- Cậy sức đối với tham tiền đó là lí do tham gia trò chơi.
-Bài thơ trên có giá trị hiện thực sâu sắc. Tác giả đã vẽ nên một bức tranh đời sống hiện thực của nhân dân ta trong xã hội đương thời đồng thời lên án tố cáo bọn thực dân đã đày đạo nhân dân ta. Hơn hết, tác giả cũng lên án một số bộ phận người dân không nhận thức được nỗi nhục mất nước lại còn cuốn vào những trò chơi mà bọn thực dân Pháp bày ra.
- Thái độ của tác giả
+ Giễu cợt, cười nhạo những người hào hứng tham gia lễ hội do bọn Tây tổ chức với mục đích mị dân. Vạch trần bản chất giả dối, lừa gạt của kẻ thù. Thẳng thắn nói cho dân ta biết nỗi nhục mất nước còn hùa theo trò nhố nhăng của bọn cướp nước.
C. Kết bài
- Đánh giá chung