Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn (500 chữ) phân tích đánh già nét đặc sắc về chủ đề nhân vật trong đoạn trích chì phèo

viết bài văn (500 chữ) phân tích đánh già nét đặc sắc về chủ đề nhân vật trong đoạn trích chì phèo của nam cao (khi chí phèo mở mắt thì trời đã sáng lậu ... đến hắn ôm mặt khóc rưng rức) làm đc cho 250 xu
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
177
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong đoạn trích "Chí Phèo" của Nam Cao, nhân vật Chí Phèo được đánh giá là một nhân vật đặc sắc và đáng chú ý. Nhân vật này được tác giả xây dựng một cách tinh tế và sắc bén, qua đó tạo nên một hình ảnh độc đáo và đầy cảm xúc.

Đầu tiên, Chí Phèo được miêu tả là một người đàn ông tàn tật, mắt mờ, da vàng nhợt nhạt. Tuy nhiên, nét đặc biệt của Chí Phèo không chỉ nằm ở ngoại hình của anh ta mà còn ở cách anh ta nhìn nhận cuộc sống. Chí Phèo là một người sống trong cảnh nghèo khó, bị xã hội xa lánh và coi thường. Tuy nhiên, anh ta không chịu đầu hàng số phận mà luôn giữ vững niềm tin vào tình yêu và cuộc sống. Chí Phèo là một người lạc quan, luôn tìm cách vượt qua khó khăn và tìm niềm vui trong những điều nhỏ bé nhất.

Đặc điểm tiếp theo của Chí Phèo là lòng trung thành và tình yêu mãnh liệt dành cho người phụ nữ mà anh ta yêu. Dù biết rằng tình yêu của mình không được chấp nhận và bị xã hội coi thường, Chí Phèo vẫn không từ bỏ. Anh ta dành cả cuộc đời để yêu và chờ đợi người phụ nữ đó. Tình yêu của Chí Phèo không chỉ là tình yêu thường nhật mà còn là một tình yêu cao cả, tình yêu đích thực. Điều này thể hiện qua việc anh ta ôm mặt khóc rưng rức khi nhìn thấy người phụ nữ đó.

Cuối cùng, Chí Phèo còn là một nhân vật đáng thương và đáng quan tâm. Anh ta đã trải qua nhiều khó khăn và đau khổ trong cuộc sống, nhưng vẫn không bỏ cuộc. Chí Phèo là một người sống với lòng tự trọng và lòng dũng cảm. Dù bị xã hội đánh đồng và coi thường, anh ta không để mất đi nhân phẩm và lòng tự tôn của mình. Chí Phèo là một người đáng quý, đáng trân trọng và đáng khâm phục.

Tổng kết lại, nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích "Chí Phèo" của Nam Cao được đánh giá là một nhân vật đặc sắc và đáng chú ý. Anh ta là một người sống với lòng tự trọng, lòng dũng cảm và lòng trung thành. Dù bị xã hội xa lánh và coi thường, Chí Phèo vẫn không từ bỏ niềm tin vào tình yêu và cuộc sống. Nhân vật này mang đến cho độc giả những cảm xúc sâu sắc và động lòng, làm cho câu chuyện trở nên sống động và đáng nhớ.
1
0
Tạ Nguyên Đức
11/12/2023 19:50:22
+5đ tặng

"Chí Phèo" của Nam Cao là kiệt tác của văn học hiện thực phản ảnh đậm nét xã hội phong kiến đầy rẫy những tội ác và bất công, đồng thời khắc họa thành công hình ảnh người nông dân bị bần cùng hóa. Đọc những trang viết của Nam Cao, người đọc có thể mường tượng ra được bức tranh xã hội phong kiến nhiều ám ảnh.

Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh nhân vật Chí Phèo - một người nông dân lương thiện nhưng bị xã hội chèn ép, chà đạp, đẩy đến bước đường cùng thành kẻ sát nhân. Nam Cao đã để cho nhân vật Chí Phèo xuất hiện ngay đầu tác phẩm bằng "tiếng chửi". Một loạt tiếng chửi của Chí Phèo như mở màn một cuộc đời nhiều tăm tối của hắn "Hắn chửi trời, hắn chửi đất, hắn chửi cả làng Vũ Đại. Hắn chửi đứa nào đẻ ra hắn...".

Chí Phèo sinh ra tại một cái lò gạch cũ, được người làng truyền tay nhau nuôi, đến khi hắn đi ở cho Bá Kiến. Bá Kiến vì ghen tuông mà đã đẩy Chí Phèo vào tù, nơi đó bắt đầu hình thành những oán hận và cả nỗi đau. Chí Phèo đã dần đánh mất đi bản thân, đánh mất đi sự lương thiện. Sau mấy năm ở tù, CHí Phèo về làng, trở thành một con người khác. Nam Cao đã khắc họa rõ từng đường nét trên khuôn mặt của Chí Phèo, như phản ảnh sự đau lòng của chế độ và sự tha hóa của một đời người. Chí Phèo xuất hiện "Cái đầu thì trọc lóc, răng cạo trắng hớn, hai mắt gườm gườm trông gớm chết". Hình ảnh người nông dân hiền lành đã biến mất sau những năm tháng ở tù.

Xã hội đã cướp đi nhân cách, bản tính lương thiện và cả ước muốn làm người của Chí Phèo. Hắn trở về từ nhà tù, biến thành một kẻ chuyên đi rạch mặt ăn vạ, hắn phá tan đi bao nhiêu gia đình ở làng Vũ Đại. Cả làng ai cũng sợ hắn, vì bộ mặt gớm ghiếc và hành động tàn bạo.

Cuộc sống của một con người thay đổi hoàn toàn, hắn lấy nghề rạch mặt, đâm thuê chém mướn làm nghề sống. Chí Phèo bị người làng xa lánh, hắn trở về làm cho nhà Bá Kiến. Lại một lần nữa người đọc thấy được sự bế tắc, bước đường cùng của Chí Phèo. Hắn lại trở về nơi ngày xưa đã đẩy hắn vào cảnh cơ cực như bây giờ. Có lẽ đây chính là sự bế tắc của người dân thấp cổ bé họng trong xã hội phong kiến.

Nam Cao đã rất thành công khi xây dựng thành công nhân vật CHí Phèo. Đây là hình tượng điển hình cho sự tha hóa trong xã hội phong kiến, là sự bế tắc, cùng đường lạc lối.

Nhưng Nam Cao đã không để cuộc đời Chí Phèo dừng lại ở đó, tác giả đã khơi gợi sự khát thèm yêu thương, khát thèm cuộc sống như một con người nơi hắn. Tình huống truyện Chí Phèo gặp Thị Nở ở vườn chuối sau lần hắn uống rượu say khướt. Thị Nở xuất hiện với bát cháo hành đã khiến người đọc vẫn cảm thấy còn chút gì đó hi vọng cho một cuộc đời bình dị. Thị Nở xấu xí, thô kệch, nhưng lại là vết sáng trong cuộc đời tăm tối của CHí Phèo. Sự xuất hiện của Chí Phèo thực sự có ý nghĩa rất lớn đối với Chí Phèo, đánh thức lương tri, đánh thức bản tính lương thiện của hắn. "Bát cháo hành" là một chi tiết nghệ thuật giàu giá trị nhân văn, cho tình người còn lấp lánh giữa xã hội thối nát.

Sau khi gặp gỡ với Thị Nở, hắn thấy cuộc đời ngoài kia thật tốt đẹp, nghe thấy những người đàn bà đi chợ đang nói chuyện. Hơn hết có một chi tiết, một suy nghĩ khiến người đọc chùng xuống "Hắn thấy già yếu, bệnh tật, và cô độc còn đáng sợ hơn cả đau ốm bệnh tật...hắn khát khao làm hòa với mọi người". Có lẽ đã đến lúc hắn nhận ra cần một cuộc sống như mọi người, không phải rạch mặt ăn vạ nữa. Cuộc sống bình dị ấy nhưng với Chí lại quá xa vời.

Xã hội phong kiến nghiệt ngã, không để cho Chí Phèo được làm người lương thiện khi bà cô của Thị Nở xuất hiện. Bà cô phản đối chuyện Thị Nở và Chí Phèo, còn dùng những từ cay độc để mắng mỏ Chí Phèo. Bà cô là hiện thân của xã hội phong kiến, cự tuyệt khát khao làm người, quyết dồn Chí vào bước đường cùng. Chính điều này đã khiến cho Hắn đau, rơi vào tuyệt vọng và quyết tìm đến nhà Bá Kiến để giết Bá Kiến.

Hình ảnh ám ảnh người đọc là hình ảnh Chí Phèo giãy đành đạch, nằm giữa vũng máu ở sân nhà Bá Kiến. Hắn giết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình. Trước khi chết Chí phèo còn hét lên "Ai cho tao làm người lương thiện", xã hội này không cho, con người cũng không cho. Đúng là một bi kịch quá đau lòng đối với người nông dân trong xã hội đầy rẫy bất công.

Nam Cao với ngòi bút sâu sắc đã xây dựng nhân vật điển hình trong xã hội điển hình như kéo người đọc về với thời kỳ đau thương của đất nước ta hồi đó. Nghệ thuật đặc tả tính cách, hành động đã khiến cho truyện ngắn thêm sinh động, hấp dẫn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×