Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, sáng tác năm 1978, có tám câu thơ cuối rất ấn tượng với bạn đọc

Trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, sáng tác năm 1978, có tám câu thơ cuối rất ấn tượng với bạn đọc:

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

            

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

1. Trong câu thơ “ngửa mặt lên nhìn mặt”, từ “mặt” thứ hai được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Phân tích cái hay của cách dùng từ nhiều nghĩa trong câu thơ trên?

2. “Ánh trăng” có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Hãy chỉ ra yếu tố tự sự trong bài thơ?

3. Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn khoảng 10 câu theo mô hình quy nạp để làm rõ ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý của tác phẩm, trong đoạn văn có sử dụng phép liên kết.

Đề số 2

Với Nguyễn Duy, hình tượng vầng trăng quen thuộc đã gợi cho nhà thơ những cảm xúc mới mẻ và những suy nghĩ sâu sắc”

1.Theo em, nhận xét trên nói đến bài thơ nào mà em đã học? Chép lại chính xác những khổ thơ có nội dung thể hiện rõ nhất ý nhận xét đó?

2. Vì sao trong bài thơ, những chữ cái đầu khổ thơ viết hoa còn những chữ đầu dòng còn lại không viết hoa?

3. Viết đoạn văn từ 10 đến 15 câu nêu cảm nhận về bài thơ được nhắc đến?

Đề số 3

Đoạn kết thúc một bài thơ có câu: “Trăng cứ tròn vành vạnh”

1. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ?

2. Đoạn thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác?

3. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì? Từ đó em hiểu gì về chủ đề của bài thơ?

Đề số 4

Trong bài thơ “Việt Bắc”, sáng tác năm 1954, nhà thơ Tố Hữu có viết:

Mình về thành thị xa xôi

Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng?

Phố đông, còn nhớ bản làng

Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?

1. Những câu thơ trên gợi nhắc cho em nhớ đến tác phẩm văn học nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 9? Nêu tên tác giả của tác phẩm ấy?

2. Hãy chép chính xác khổ thơ trong bài thơ em vừa xác định ở trên có nội dung tương tự với những câu thơ của Tố Hữu ở trên?

3. Hình ảnh ánh điện, cửa gương trong khổ thơ được hiểu như thế nào?

4. Khổ thơ gợi cho em liên tưởng đến lối sống nào cần phê phán trong cuộc sống hiện nay? Tìm một câu thành ngữ, tục ngữ nói về lối sống đó?

Đề số 5

1. Trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy có một tình huống bất ngờ làm chuyển mạch cảm nghĩ của nhân vật trữ tình. Hãy chép lại khổ thơ thể hiện tình huống ấy

2. Hãy ghi lại chính xác những từ láy có trong khổ thơ vừa chép?

3. Nhận xét về cấu trúc câu thơ cuối cùng trong khổ thơ?

4. Bằng một đoạn văn khoảng 10 đến 15 câu hãy làm rõ ý nghĩa của tình huống bất ngờ được thể hiện trong khổ thơ?

Đề số 6

Cho bài thơ sau:

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỷ

 

Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ

ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa

 

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

 

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

 

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

 

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

1. Xác định thể loại của bài thơ trên?

2. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?

3. Suy nghĩ của em về hình ảnh vầng trăng trong bài thơ? So sánh với những trường hợp khác để chỉ rõ nét độc đáo của hình ảnh thơ này?

4. Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc – đủ cho ta giật mình”. Theo em, cái “giật mình” ấy cho ta hiểu gì về nhân vật trữ tình trong bài thơ?

Đề số 7

Cho bài thơ sau:

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỷ

 

Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ

ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa

 

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

 

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

 

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

 

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

1.Xác định thể loại của bài thơ trên?

2. Dựa vào mạch tự sự của bài thơ, hãy cho biết nhà thơ tập trung nói về sự kiện nào? Đâu là chi tiết có bước ngoặt để nhà thơ bộc lộ tâm trạng của mình?

3. Bài thơ được viết bằng giọng điệu nào? Hiệu quả nghệ thuật của nó?

4. Tính triết lí và chiều sâu suy ngẫm của bài thơ thể hiện rõ nhất trong đoạn thơ nào? Vì sao em lại khẳng định như vậy?

Đề số 8

Trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy có câu:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt”

Câu 1: Chép tiếp câu thơ trên để hoàn thành khổ thứ năm của bài thơ.

Câu 2: Từ “mặt” thứ hai trong khổ thơ vừa chép được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Phân tích cái hay của cách dùng từ nhiều nghĩa trong câu thơ đó?

Câu 3: Hãy viết một đoạn văn quy nạp (khoảng 10 câu) phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí trong khổ thơ kết của bài thơ. Trong đoạn có sử dụng một câu phủ định (Gạch chân câu phủ định).

Đề số 9

Mở đầu bài thơ “Ánh trăng”, Nguyễn Duy viết:

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỷ

Câu 1: Trong bài thơ, các hình ảnh “đồng, sông, bể, rừng” được nhắc lại ở một khổ thơ khác. Chép chính xác khổ thơ đố.

Câu 2: Các hình ảnh “đồng, sông, bể, rừng” ở hai khổ thơ khác nhau như thế nào?

Câu 3: Bài thơ gợi nhắc và củng cố thái độ nào ở người đọc?

Câu 4: Chỉ ra sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong bài thơ.

0 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
208
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
1. Trong câu thơ “ngửa mặt lên nhìn mặt”, từ “mặt” thứ hai được chuyển nghĩa theo phương thức so sánh. Từ “mặt” ban đầu chỉ đề cập đến mặt người, nhưng trong ngữ cảnh của câu thơ, từ này được sử dụng để chỉ mặt trăng. Phương pháp chuyển nghĩa này tạo ra sự tương phản giữa mặt người và mặt trăng, từ đó tạo nên sự ấn tượng và sự kỳ lạ cho câu thơ.

2. Yếu tố tự sự trong bài thơ là nhà thơ Nguyễn Duy chia sẻ về kỷ niệm của mình khi còn nhỏ sống

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×