Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo con đường gian bào là

Câu 1. Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo con đường gian bào là
A. con đường vận chuyển nước và khoáng di chuyển hướng tâm qua tế bào chất của các lớp tế bào vỏ rễ đến mạch gỗ.
B. con đường nước và ion khoáng di chuyển hướng tâm trong khoảng trống giữa các tế bào và
khoảng trống giữa các bó sợi xenlulôzơ trong thành tế bào.
C. con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo không gian giữa các tế bào.
D. con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo các các cầu nối nguyên sinh chất giữa các tế
bào.
Câu 2. Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo con đường tế bào chất là
A. con đường vận chuyển nước và khoáng di chuyển hướng tâm qua tế bào chất của các lớp tế bào
vỏ rễ đến mạch gỗ.
B. con đường nước và ion khoáng di chuyển hướng tâm trong khoảng trống giữa các tế bào và
khoảng trống giữa các bó sợi xenlulôzơ trong thành tế bào.
C. con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo không gian giữa các tế bào.
D. con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo các các cầu nối nguyên sinh chất giữa các tế
bào.
Câu 3. Thành phần của dịch mạch gỗ gồm
A. nước, các chất khoáng hòa tan và một số hợp chất hữu cơ.
B. các sản phẩm quang hợp, một số hợp chất hữu cơ, các ion khoáng tái sử dụng.
C. nước và các axit amin, vitamin.
D. saccarôzơ, nước và các ion khoáng.
Câu 4. Thành phần của dịch mạch rây gồm
A. nước, các chất khoáng hòa tan và một số hợp chất hữu cơ.
B. các sản phẩm quang hợp, một số hợp chất hữu cơ, các ion khoáng tái sử dụng.
C. nước và các axit amin, vitamin.
D. saccarôzơ, nước và các ion khoáng.
Câu 5. Động lực của dòng mạch rây là sự chệnh lệch áp suất thẩm thấu giữa
A. cơ quan nguồn và cơ quan đến. B. cơ quan gốc và cơ quan nguồn.
C. cơ quan nguồn và các cơ quan sử dụng. D. cơ quan gốc và cơ quan đến.
Câu 6. Động lực nào sau đây đóng vai trò là lực đẩy nước từ rễ lên thân, lên lá?
A. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau. B. Thoát hơi nước.
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn. D. Áp suất rễ.
Câu 7. Động lực nào sau đây đóng vai trò là lực kéo nước từ rễ lên thân, lên lá?
A. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau. B. Thoát hơi nước.
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn. D. Áp suất rễ.
Câu 8. Các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế thụ động, nghĩa là vận chuyển từ nơi có
A. nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.
B. nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng.
C. nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng.
D. nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.
Câu 9. Các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, nghĩa là vận chuyển từ nơi có
A. nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.
B. nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng.
C. nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng.
D. nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.
Câu 10. Sự hấp thụ nước ở rễ cây diễn ra theo cơ chế
A. thẩm thấu, nghĩa là nước di chuyển từ dung dịch đất (môi trường ưu trương) vào tế bào lông
hút (môi trường nhược trương).
B. khuếch tán, nghĩa là nước di chuyển từ dung dịch đất (môi trường nhược trương) vào tế bào
lông hút (môi trường ưu trương).
C. thẩm thấu, nghĩa là nước di chuyển từ dung dịch đất (môi trường nhược trương) vào tế bào
lông hút (môi trường ưu trương).
D. khuếch tán, nghĩa là nước di chuyển từ dung dịch đất (môi trường ưu trương) vào tế bào lông
hút (môi trường nhược trương).
Câu 11. Quá trình trao đổi nước trong cây bao gồm:
A. sự hấp thụ nước ở rễ, sự vận chuyển nước ở thân và sự thoát hơi nước ở lá.
B. sự hấp thụ nước qua lá, sự vận chuyển nước ở thân và sự thoát hơi nước ở lá.
C. sự hấp thụ nước ở rễ, sự vận chuyển nước ở lá và sự thoát hơi nước ở thân.
D. sự hấp thụ nước ở thân, sự vận chuyển nước ở rễ và sự thoát hơi nước ở lá.
Câu 12. Dinh dưỡng ở thực vật là
A. quá trình thực vật hấp thụ các nguyên tố, hợp chất cần thiết từ môi trường và sử dụng cho trao
đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở thực vật.
B. quá trình thực vật hấp thụ các nguyên tố, hợp chất cần thiết từ sinh vật khác và sử dụng cho
trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở thực vật.
C. quá trình thực vật tổng hợp các hợp chất cần thiết từ môi trường và sử dụng cho trao đổi chất,
sinh trưởng và sinh sản ở thực vật
D. quá trình thực vật phân giải các hợp chất cần thiết từ môi trường và sử dụng cho trao đổi chất,
sinh trưởng và sinh sản ở thực vật.
Câu 13. Cây hấp thụ nitrogen ở dạng
A. N2 và NO3-
B. N2 và NH4+
C. NH4+ và NO3-
D. NH4- và NO3+
Câu 14. Khi tế bào khí khổng tích lũy các chất thẩm thấu sẽ
A. trương nước, thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
B. trương nước, thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra.
C. trương nước, thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra.
D. trương nước, thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra.
Câu 15. Khi tế bào khí khổng giải phóng các chất thẩm thấu sẽ
A. làm giảm sự hút nước, khí khổng mở ra.
B. làm giảm sự hút nước, khí khổng đóng lại.
C. làm tăng sự hút nước, khí khổng đóng lại.
D. làm tăng sự hút nước, khí khổng mở ra.
Câu 16. Nguồn cung cấp nitrogen tự nhiên cho cây là
A. quá trình vật lí, cố định N2 nhờ các sinh vật, phân giải các chất hữu cơ và phân bón.
B. quá trình lí hóa, cố định N2 nhờ các vi sinh vật, tổng hợp các chất hữu cơ và phân bón.
C. quá trình lí hóa, cố định N2 nhờ các vi sinh vật, phân giải các chất hữu cơ và phân bón.
D. quá trình vật lí, cố định N2 nhờ các sinh vật, tổng hợp các chất hữu cơ và phân bón.
Câu 17. Quang hợp ở thực vật là quá trình
A. lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hóa CO2 và H2O thành hợp chất
hữu cơ (C6H12O6) đồng thời giải phóng O2.
B. ti thể hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hóa CO2 và H2O thành hợp chất hữu
cơ (C6H12O6) đồng thời giải phóng O2.
C. lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hóa CO2 và H2O thành hợp chất vô
cơ đồng thời giải phóng O2.
D. ti thể hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hóa CO2 và H2O thành hợp chất vô
cơ đồng thời giải phóng O2.
Câu 18. Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp
A. 6CO2 + 12H2O  C6H12O6 + 6H2O
B. 6CO2 + 12H2O + NLAS + Lục lạp  C6H12O6 + 6H2O
C. 6CO2 + 12H2O + NLAS + Lục lạp  C6H12O6 + 6H2O + 6O2
D. 6CO2 + 12H2O + NLAS  C6H12O6 + 6H2O
Câu 19. Diệp lục hấp thụ ánh sáng ở vùng
A. màu cam và đỏ B. xanh tím và xanh lục
C. màu cam và lục D. màu đỏ và xanh tím.
Câu 20. Carotenoid hấp thụ ánh sáng ở vùng
A. màu cam và đỏ B. xanh tím và xanh lục
C. màu cam và lục D. màu đỏ và xanh tím.
Câu 21. Nhóm thực vật C3 có môi trường sống
A. phân bố rộng trên thế giới. B. ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
C. ở vùng nhiệt đới. D. ở vùng sa mạc.
Câu 22. Thực vật C4 có môi trường sống
A. phân bố rộng trên thế giới. B. ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
C. ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. D. ở vùng sa mạc.
Câu 23. Nhóm thực vật CAM có môi trường sống
A. rộng rãi trên Trái Đất, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
B. ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
C.ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
D. ở vùng sa mạc khô hạn.
Câu 24. Sản phẩm đầu tiên của quang hợp ở thực vật C4 là
A. hợp chất 2 carbon. B. hợp chất 3 carbon.
C. hợp chất 4 carbon. D. hợp chất 5 carbon.
Câu 25. Sản phẩm đầu tiên của quang hợp ở thực vật C3 là
A. hợp chất 2 carbon. B. hợp chất 3 carbon.
C. hợp chất 4 carbon. D. hợp chất 5 carbon.
Câu 26. Thời gian cố định CO2 ở quang hợp của thực vật C3 là
A. ban ngày. B. ban đêm.
C. ban ngày và ban đêm. D. chiều tối.
Câu 27. Thời gian cố định CO2 ở quang hợp của thực vật CAM là
A. ban ngày. B. ban đêm.
C. ban ngày và ban đêm. D. chiều tối.
Câu 28: Thời gian cố định CO2 ở quang hợp của thực vật C4 là
A. ban ngày. B. ban đêm.
C. ban ngày và ban đêm. D. chiều tối.
Câu 29. Chu trình quang hợp ở thực vật C3 là
A. C3. B. C4. C. C3 và C4. D. CAM.
Câu 30. Chu trình quang hợp ở thực vật CAM là
A. C3. B. C4. C. C3 và C4. D. CAM.
Câu 31. Hô hấp ở thực vật là quá trình
A. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng dưới dạng ATP cung
cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
B. tổng hợp các phân tử cacbohyđrat thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng (nhiệt và ATP).
C. phân giải các phân tử cacbohyđrat thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng các sản phẩm trung gian
khác.
D. tổng hợp các phân tử cacbohyđrat thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng các sản phẩm trung gian
khác.
Câu 32. Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp
A. C6H12O6 + 6H2O  6CO2 + 12H2O
B. C6H12O6 + 6H2O  6CO2 + 12H2O + ATP
C. C6H12O6 + 6O2  6CO2 + 6H2O + Q (ATP + nhiệt)
D. C6H12O6 + 6H2O  6CO2 + 12H2O + nhiệt
Câu 33. Tiêu hóa ngoại bào là hình thức tiêu hóa
A. diễn ra trong tế bào.
B. diễn ra trong tế bào, bên ngoài cơ quan tiêu hóa.
C. diễn ra ngoài tế bào.
D. diễn ra ngoài tế bào, bên trong cơ quan tiêu hóa.
Câu 34. Các hình thức tiêu hóa ở động vật?
A. Tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào.
B. Tiêu hóa hóa học và tiêu hóa ngoại bào
C. Tiêu hóa cơ học và tiêu hóa nội bào
D. Tiêu hóa cơ học và tiêu hóa ngoại bào
Câu 35. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa
A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.
C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D. một số thức ăn thì tiêu hóa nội bào, một số thức ăn thì tiêu hóa ngoại bào.
Câu 36. Ở động vật có túi tiêu hóa
A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.
C. thức ăn được tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào.
D. một số thức ăn thì tiêu hóa nội bào, một số thức ăn thì tiêu hóa ngoại bào.
Câu 37. Ở động vật có ống tiêu hóa
A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.
C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D. một số thức ăn thì tiêu hóa nội bào, một số thức ăn thì tiêu hóa ngoại bào.
Câu 38. Dinh dưỡng là quá trình
A. thu nhận và sử dụng chất dinh dưỡng.
B. thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng.
C. biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng.
D. thu nhận và biến đổi chất dinh dưỡng.
Câu 39. Quá trình dinh dưỡng gồm
A. 4 giai đoạn: lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải chất cặn bã.
B. 4 giai đoạn: tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, tổng hợp các chất và thải chất cặn bã.
C. 5 giai đoạn: lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn, phân giải các chất, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải chất
cặn bã.
D. 5 giai đoạn: lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, tổng hợp các chất và thải chất
cặn bã.
Câu 40. Hô hấp ở động vật bao gồm 2 quá trình
A. hô hấp ngoài và hô hấp trong.
B. trao đổi khí với môi trường và hô hấp tế bào.
C. hô hấp kị khí và hô hấp hiếu khí.
D. trao đổi chất với môi trường và hô hấp trong.
Câu 41. Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở phổi?
A. Chim bồ câu. B. Giun tròn. C. Châu chấu. D. Cá chép.
Câu 42. Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở mang?
A. Mèo rừng. B. Tôm sông. C. Chim sâu. D. Ếch đồng.
Câu 43. Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường được thực hiện
qua bề mặt cơ thể?
A. Cá chép B. Châu chấu C. Giun đất. D. Chim bồ câu
Câu 44. Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua hệ thống ống khí?
A. Châu chấu B. Sư tử C. Chuột D. Ếch đồng
Câu 45. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật?
A. Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín. B. Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn đơn.
C. Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kép. D. Hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn kép.
Câu 46. Các dạng hệ tuần hoàn kín ở động vật?
A. Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép. B. Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn đơn.
C. Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kép. D. Hệ tuần hoàn mở và hệ tuần hoàn kép.
Câu 47. Hệ tuần hoàn đơn có
A. 1 vòng tuần hoàn. B. 2 vòng tuần hoàn.
C. 3 vòng tuần hoàn. D. 4 vòng tuần hoàn.
Câu 48. Hệ tuần hoàn kép có
A. 1 vòng tuần hoàn. B. 2 vòng tuần hoàn.
C. 3 vòng tuần hoàn. D. 4 vòng tuần hoàn.
Câu 49. Động vật nào sau đây có tim 2 ngăn?
A. Ếch đồng. B. Cá chép. C. Mèo. D. Thỏ
Câu 50. Động vật nào sau đây có tim 3 ngăn?
A. Ếch đồng. B. Cá chép. C. Mèo. D. Thỏ
Câu 51. Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở là
A. Tim → Động mạch→ tĩnh mạch→ tràn vào khoang cơ thể→ tim
B. Tim → động mạch→ mao mạch→ tĩnh mạch→ tim
C. Tim → mao mạch→ động mạch→ tĩnh mạch→ tim
D. Tim → động mạch→ tràn vào khoang cơ thể→ tĩnh mạch→ tim
Câu 52. Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là
A. Tim → Động mạch→ tĩnh mạch→ mao mạch→ tim
B. Tim → động mạch→ mao mạch→ tĩnh mạch→ tim
C. Tim → mao mạch→ động mạch→ tĩnh mạch→ tim
D. Tim → động mạch→ mao mạch→ động mạch→ tim
Câu 53. Trong hệ tuần hoàn hở, máu chảy trong mạch máu dưới áp lực
A. Cao, vận tốc máu chảy mạnh B. Thấp, vận tốc máu chảy chậm
C. Thấp, vận tốc máu chảy mạnh D. Cao, vận tốc máu chảy chậm
Câu 54. Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong mạch máu dưới áp lực
A. Cao, vận tốc máu chảy chậm B. Thấp, vận tốc máu chảy chậm
C. Cao, vận tốc máu chảy mạnh D. Thấp, vận tốc máu chảy mạnh
Câu 55. Bệnh xơ vữa động mạch có mối liên hệ mật thiết với loại lipit nào dưới đây?
A. Phôtpholipit B. Ơstrôgen C. Côlesterôn D. Testosterôn
Câu 56. Tăng hàm lượng côlesterôn trong cơ thể có thể dẫn đến bệnh?
A. Bệnh thận B. Bệnh phổi
C. Bệnh da D. Bệnh xơ vữa động mạch
Câu 57. Thói quen nào sau đây có lợi cho phòng tránh các bệnh tim mạch?
A. Thường xuyên tập thể dục một cách khoa học.
B. Thường xuyên ăn thức ăn có nồng độ NaCl cao.
C. Thường xuyên ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ.
D. Thường xuyên thức khuya và làm việc căng thẳng.
Câu 58. Thói quen nào sau đây có lợi cho phòng tránh các bệnh tim mạch?
A. Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học.
B. Hạn chế việc tập luyện thể dục, thể thao.
C. Thường xuyên ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ.
D. Thường xuyên thức khuya và làm việc căng thẳng.
Câu 59. Đâu không phải là biện pháp để phòng tránh các bệnh về tiêu hóa?
A. Có chế độ ăn đủ chất, đủ lượng.
B. Vận động ngay sau khi ăn để hạn chế hấp thụ chất béo.
C. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
D. Hạn chế đồ ăn mặn, đồ chiên xào.
Câu 60. Đâu là biện pháp để phòng tránh các bệnh về tiêu hóa?
A. Tâm trạng vui nên ăn nhiều, tâm trạng buồn nên ăn ít.
B. Vận động ngay sau khi ăn để hạn chế hấp thụ chất béo.
C. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
D. Ăn nhiều đồ mặn, đồ chiên xào.
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
106
8
0
Linh
12/12/2023 18:12:19
+5đ tặng
  1. c
  2. b
  3. a
  4. d
  5. b
  6. d
  7. b
  8. a
  9. c
  10. a

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×