Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn tự sự:

Viết bài văn tự sự:
Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó
2 trả lời
Hỏi chi tiết
84
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Cuộc gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc và những suy nghĩ về cuộc sống và ý nghĩa của nghề lính.

Trong một buổi chiều mưa phùn, tôi đã có dịp gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong bài thơ. Anh ta là một người đàn ông trung niên, với gương mặt mệt mỏi và ánh mắt sâu lắng. Anh ta đang lái chiếc xe không kính, chở theo những người lính trên chiến trường. Tôi không thể không chú ý đến sự kiên nhẫn và sự hy sinh của anh ta trong công việc này.

Tôi tiến lại gần anh ta và bắt đầu trò chuyện. Anh ta trả lời một cách nhẹ nhàng và chân thành. Từ những câu chuyện của anh ta, tôi nhận ra rằng công việc của một người lính lái xe không chỉ đơn thuần là lái xe, mà còn là một nhiệm vụ quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho các binh sĩ trên chiến trường.

Anh ta kể về những ngày tháng gian khổ và mệt mỏi trên chiến trường, những lần phải vượt qua những con đường gập ghềnh và nguy hiểm. Anh ta cũng chia sẻ về những lần phải đối mặt với nguy hiểm và sự chết chóc. Nhưng dù khó khăn đến đâu, anh ta vẫn luôn kiên nhẫn và sẵn sàng hy sinh bản thân để bảo vệ đồng đội.

Trong cuộc trò chuyện, tôi cảm nhận được sự tự hào và niềm tin của anh ta vào nghề lính. Anh ta cho biết rằng mặc dù công việc của mình không được công nhận nhiều, nhưng anh ta luôn tự hào vì đã đóng góp vào sự an toàn và tự do của đất nước. Anh ta tin rằng mỗi người lính đều có vai trò quan trọng trong cuộc sống và xã hội.

Cuộc gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong bài thơ đã khiến tôi nhận ra rằng công việc của một người lính không chỉ đơn thuần là chiến đấu trên chiến trường, mà còn là sự hy sinh và tận tụy trong từng hành động hàng ngày. Những người lính như anh ta là những người hùng thầm lặng, không được biết đến nhiều, nhưng luôn đóng góp vào sự phát triển và bảo vệ của đất nước.

Từ cuộc gặp gỡ đó, tôi đã học được rất nhiều về lòng dũng cảm, sự hy sinh và tình yêu quê hương. Tôi tin rằng những người lính như anh ta là những người đáng được tôn vinh và kính trọng. Họ là những người hùng thực sự, và câu chuyện của họ xứng đáng được kể lại và truyền cảm hứng cho thế hệ sau.
1
0
Quang Cường
12/12/2023 19:29:34
+5đ tặng
Kể lại cuộc gặp gỡ người lính lái xe 

Buổi sớm đầu đông, tôi tung tăng tới trường, trong tiếng chim ca ríu rít, dưới bầu trời xanh thăm thẳm…Hôm nay, tôi sẽ được học bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, một bài thơ tôi rất thích từ hồi Tiểu học. Vừa lẩm nhẩm đọc lại bài thơ, tôi vừa mơ màng tưởng tượng như đang đi trên một con đường rừng gập ghềnh, hiểm trở. Tất cả bỗng chợt mờ nhòa trước mắt tôi bởi một làn khói bụi mờ ảo, rồi lại như dần hiện ra rõ nét từng cảnh vật…

Một đoàn xe tải băng qua. Tôi ngơ ngác nhìn theo:

- Sao lại có xe ở con đường rừng này nhỉ?

Đang mông lung suy nghĩ thì lại một đoàn xe tải nữa rầm rầm tiến tới, đất dưới chân tôi rung chuyển. Tôi lùi vào bên đường cho xe qua. Một, hai, ba…Bỗng chiếc xe thứ sáu, cũng là chiếc xe cuối cùng dừng lại. Một chú bộ đội mặc quần áo xanh, tươi cười xuống xe:

- Cháu bé, sao lại ở đây một mình thế, lạc mẹ hả? Để chú đi tìm giúp nha?

- Không, cháu đâu có lạc mẹ, cháu đến thăm các chú lính lái xe Trường Sơn đấy chứ, chú có biết họ không?

Chú không trả lời chỉ bảo tôi lên xe đi theo chú. Ngồi trên xe thích thật. Tôi nhìn chăm chăm vào chú lính ấy, có điều gì ở chú làm cho tôi cảm thấy thân quen quá. Chú quay ra nhìn tôi, nụ cười ấm áp. Tôi giật mình lảng đi, rồi bạo dạn hỏi:

- Chú là lính lái xe Trường Sơn phải không ạ?

Chú vẫn chẳng nói gì cả, chỉ cười và chăm chú nhìn con đường phía trước. Gió ở hai bên tạt vào mát lạnh.

- Xe gì mà không có kính thế này? Tôi ngạc nhiên.

Một chú chim ở đâu liệng qua, tôi vội với tay về phía nó nhưng không kịp. Hay thật! Tôi bắt đầu thò hai tay ra ngoài, thò luôn cả đầu, một cảm giác sung sướng như bay. Nào ngờ lại bị chú mắng:

- Nguy hiểm đó, cháu nghịch thật đấy!

Tôi phụng phịu chui vào.

- Không lạnh hả cô bé? Thực ra xe các chú vốn có kính, nhưng bị bom giật, bom rung làm vỡ hết rồi.

- Thích thế, cháu thích được ngồi trên những chuyến xe thế này.

Rồi hai chú cháu lại chìm vào những giây phút yên lặng.

Chiếc xe bỗng dừng lại ở chỗ có ba bốn túp lều. Tôi xuống xe. Ở đây xung quanh là cây rừng, mọi thứ đều đơn sơ và hoang vắng quá. Có mấy con gà cục ta cục tác chạy khắp sân, một vại nước nhỏ và một cái gáo tí hon, dây phơi quần áo cũng nhuốm đầy một màu xanh. Cuộc sống ở đây thật yên bình, khiến cho người ta đâu còn cái cảm giác của chiến tranh nữa.

Một làn nắng nhẹ nhàng làm bừng lên cả không gian yên ắng nơi đây. Có một chú xắn quần ống thấp ống cao từ đâu chạy đến xé toang cái không khí im lặng ấy.

- Này nhóc, chơi đâu mà lạc đến đây thế hả? Bộ không sợ thằng Mĩ nó bắn sao?

- Có các chú rồi, lo gì nữa ạ?

- Đáo để nhỉ, vào đây nấu cơm cho các chú, bé con.

Tôi lon ton chạy theo, cùng với ống quần thấp cao bê cái nồi cơm mà với tôi là “to tướng”. Bỗng một chú có vẻ nghiêm nghị hơn trông thấy tôi, chú hỏi:

- Sao cháu lại ở đây?

Biết ngay đây là chỉ huy trưởng, tôi bèn lân la đến.

- Cháu muốn ở đây chơi được không chú? Chú kể chuyện cho cháu nghe đi, cháu thích lắm.

Không biết chú có đồng ý không mà đã vòi rồi, tôi thấy ngường ngượng. Nhưng chợt chú nhìn tôi và bảo:

- Tí tuổi đầu mà cũng thích chuyện chiến đấu. Được, chú tình nguyện.

Chú chỉ huy dắt tay tôi đi và không quên dặn chú lính đang bưng rá gạo:

- Cậu đi nấu cơm nhanh lên, anh em đói rồi đấy.

Rồi tôi cùng chú chỉ huy trưởng đến một gốc cây cao su to, có bàn ghế đầy đủ. Chiếc ghế gỗ kẽo kẹt nghe thật vui tai.

- Chú ơi, ở đây toàn những chú hiền nhỉ, chắc cuộc sống vui lắm phải không chú?

- Cháu không biết chứ cuộc sống ở đây vất vả lắm. Hàng ngày các chú phải vận chuyển lương thực, cả thuốc thang và vũ khí ra tiền tuyến. Nhưng lúc nào gặp nhau cũng có tiếng cười, lúc nào cũng chuyện trò tếu táo. Các chú phải làm cả công việc của các bà nội trợ, rửa bát, nấu cơm…Tối đến lại quây quần bên đống lửa diễn kịch, kể chuyện cười…Nhiều hôm bọn chú phải đi cả đêm để kịp vận chuyển vũ khí, lương thực cho quân ta.

- Thế thì mệt lắm chủ nhỉ?

Chú bỗng trầm ngâm, đôi mắt xa xăm. Một làn gió nhẹ xào xạc làm một chiếc lá rơi trên tóc chú.

- Đúng là rất gian nan. Những ngày nắng ráo thì bụi tung mù mịt, những ngày mưa thì đường rừng trơn bùn lầy, mưa cứ xối thẳng vào mặt. Bọn chú có lúc cũng thấy sợ bom đạn. Nhưng đó chỉ là cái cảm giác của thời gian đầu thôi. Sau thì chỉ có thẳng tiến. Vui nhất là lúc gặp mấy cô thanh niên mở đường, người con gái nào cũng dịu dàng và anh dũng. Con gái mà còn thế huống chi các chú – những chàng trai can trường càng phải cứ thẳng mà tiến chứ.

- Hay thật đấy! Ước gì cháu được lớn bằng các chú nhỉ! À, chú này, kỉ niệm nào làm chú nhớ nhất, tiết lộ cho cháu với.

Chú mỉm cười, lắc đầu:

- Nhóc này, nhiều chuyện quá. Nhưng dù sao chú cũng chưa tâm sự với ai, nghe xong cấm phát biểu cảm nghĩ đó nha.

- Đồng ý! Tôi giơ cả hai tay lên rồi cười hì hì…

Tiếng lá rừng xôn xao, những giọt nắng nhỏ nghịch ngợm, luồn qua kẽ lá, chui xuống chỗ chú cháu tôi ngồi mà nhảy nhót. Tất cả đã sẵn sàng lắng nghe giọng kể ấm áp của người chiến sĩ.

- Đó là bữa cơm của ngày đầu tiên chú đến tiểu đội. Chú bị gọi là “cô dâu mới về nhà chồng” đấy, ngượng và xấu hổ lắm. Trời, chú không thể tưởng tượng được, một mâm cơm trải dàn những bát và đũa, chỉ có ba món: Rau rừng luộc, canh măng rừng và ít thịt nạc khô. Bỗng một anh cầm đũa gõ keng keng vào bát, tất cả cùng hòa nhịp hát rộn vang cả khu rừng. Vui ghê! Tất cả mọi khoảng cách bỗng đều tan biến đi hết. Bữa ăn tuy đạm bạc nhưng làm chú xúc động quá. Họ gắp cho nhau từng miếng thịt. Bữa ăn đầu tiên ấy tuyệt thật, một bữa ăn bình thường thôi nhưng dù muốn quên chú cũng chẳng thể quên được.

Tôi thấy hình như đôi mắt chú rưng rưng. Cả tôi nữa, tôi vừa cảm nhận được một thứ tình cảm “gia đình” rất đặc biệt của những người lính…

- Cô bé này sao bỗng thộn người ra thế?

- Chú ơi, cháu đói quá!

Vừa lúc ấy một chú khắp khu lều gọi mọi người.

- Anh em ơi, đi ăn cơm nào!

Vậy là tôi lại được gặp lại bữa ăn đầu tiên ở tiểu đội của chỉ huy trưởng rồi!

Ăn xong, các chú lại quây quần bên đống lửa, tiếng đàn ghi ta vang lên hòa cùng tiếng hát của những người lính. “Xe ta bon trên những dặm đường, giữa làng quê ta băng qua bao suối đèo, đồi nương mà xe ta băng ra chiến trường…”…

Khúc quân hành ấy cứ ngân vang, ngân vang, vọng khắp khu rừng…Tôi đã trở lại con đường đến trường từ bao giờ mà khúc hát vẫn âm vang khiến lòng tôi xao xuyến mãi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Yến Nguyễn
12/12/2023 19:30:34
+4đ tặng

Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam sắp đến gần, nhà trường vui mừng thông báo đến chúng tôi năm nay sẽ được gặp gỡ, giao lưu với đoàn cựu chiến binh. Điều ấy làm ai cũng hết sức háo hức, vui sướng, được nghe các bác kể về chuyện diệt Mỹ là điều tuyệt vời nhất. Và trong buổi gặp ngày hôm ấy, tôi đặc biệt ấn tượng với một chú đầu đã bạc, trên ngực đầy những huân chương, gương mặt đã già nhưng vẫn đậm chất ngang tàng, trẻ trung. Qua lời giới thiệu tôi được biết chú chính là một trong những người lính lái xe trong đoàn xe không kính xuất hiện trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Thật khó lòng có thể tưởng tượng được, người lính trẻ trung, ngang tàng, tinh nghịch năm xưa giờ ai nấy cũng đĩnh đạc, oai nghiêm đến như vậy. Chú có dáng người cao, hơi đậm người, dù đã lớn tuổi nhưng giọng nói vẫn rất khỏe và vang. Có lẽ chính trong những năm kháng chiến trường kì đã tôi rèn sức khỏe cho người lính. Bên ngoài vẻ già dặn, từng trải ta vẫn thấy nét gì đó rất đáng yêu, hóm hỉnh của người lính năm xưa. Sau những lời giới thiệu, chú kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời người lính vận tải trên tuyến đường Trường Sơn ngày đêm bị Mỹ ném bom ác liệt.

Vào những năm đó, tuyến đường Trường Sơn là tuyến đường trọng điểm nên thường xuyên bị máy bay Mỹ ném bom, những con đường bị quần nát, cây cối hai bên đường trơ trụi,… chúng quyết tiêu diệt chúng ta cho bằng được. Tuy nhiên, chúng càng ném bom, tinh thần của những người lính càng được nâng cao, ai cũng mang trong mình quyết tâm lớn, hi sinh tất cả vì miền Nam ruột thịt. Bởi vậy, hàng ngày, hàng đêm các đoàn xe vẫn anh dũng tiến về phía trước, mặc mưa bom, bão đạn để tiếp tế cho miền Nam.

- Các cháu có lẽ không thể tưởng tượng hết những khó khăn, gian khó mà thế hệ chú đã phải trải qua. Đó là những năm tháng tuy nguy hiểm, ác liệt mà anh dũng hào hùng. Cũng bởi những chiếc xe phải đi trong những cơn mưa bom bão đạn như vậy nên hầu hết các xe vận tải không còn xe nào có kính, những chiếc xe bị biến dạng nghiêm trọng, mui xe xước chằng chịt vì va quệt, những chiếc xe không có đèn mà vẫn băng băng trong đêm tối, đường rừng Trường Sơn với biết bao nguy hiểm.

- Đường tối, lại không có xe, vậy các chú làm thế nào để có thể đi được ạ?

- Cháu có câu hỏi thật hay. Các cháu biết không, các chú đi bằng trái tim, bằng ý chí quyết tâm. Lúc ấy trái tim nhiệt huyết sẽ soi sáng con đường chú đi, chính vì vậy dù đêm tối cũng không thể ngăn cản những nhịp bánh xe lăn. Không chỉ vậy, đi trên những chiếc xe không kính cũng là một trải nghiệm vô cùng thú vị. Những đêm trên đường vận chuyển lương thực, vũ khí với tốc độ di chuyển nhanh gió và sao như ùa cả vào buồng lái. Gió mạnh táp thẳng vào mặt khiến ai nấy đều đỏ ửng cả mặt mũi. Nhưng không chỉ có vậy, những hôm quang trời, đường khô, bụi cuốn tung lên, phả vào trong xe khiến khuôn mặt ai cũng được tráng một lớp phấn trắng xóa, tóc bạc chẳng khác người già. Các chú nhìn nhau, thích thú cười ha ha. Những ngày mưa ngồi trong cabin mà chẳng khác ngồi ngoài trời, mưa xối thẳng vào buồng lái. Nhưng các chú không ai dừng bước, vẫn tiến lên phía trước, gió lùa chẳng mấy chốc mà quần áo sẽ khô.

Từ phía xa vọng lên tiếng hỏi:

- Thưa chú, vậy những năm tháng oanh liệt, hào hùng ấy điều gì làm chú ấn tượng mãi không quên?

- Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh có lẽ tình cảm đồng chí, đồng đội là điều khiến chú không thể nào quên. Nó là nguồn sức mạnh tinh thần và nguồn động viên to lớn khiến các chú có thể luôn vững vàng tay lái, tiến lên phía trước. Những đoàn xe ngược xuôi nối đuôi nhau ra chiến trường, tình cờ gặp gỡ các chú sẽ bắt tay nhau qua những ô cửa kính vỡ. Cái bắt tay vội vã mà ấm áp, đã truyền lửa, truyền thêm sức mạnh cho các chú. Trong những giờ phút nghỉ ngơi hiếm hoi, các chú quần tụ lại với nhau, nấu một bữa cơm giữa rừng, chỉ có cơm trắng, rau rừng đạm bạc nhưng thật ngon biết bao, bởi nó ấm áp tình người, tình đồng chí, đồng đội. Sau những bữa cơm vội vã, các chú lại nhanh chóng lên đường cho kịp thời gian. Những năm tháng đó tuy gian khổ, luôn phải đối mặt với nguy hiểm và cái chết sẵn sàng ập xuống bất cứ lúc nào nhưng đó cũng là những năm tháng đẹp đẽ nhất trong cuộc đời. Các chú được sống trong tình đồng đội, luôn được quan tâm sẻ chia, hơn hết được phấn đấu vì mục đích, lí tưởng cao đẹp vì miền Nam độc lập, thống nhất đất nước.

Buổi lễ kết thúc, trong lòng ai cũng dâng lên cảm xúc tự hào và biết ơn sâu sắc với thế hệ trước. Nếu không có sự hi sinh của các chú thì ngày hôm nay sẽ không có cuộc sống hòa bình, hạnh phúc cho chúng tôi. Bởi vậy, là một học sinh, tôi luôn tự nhủ phải luôn luôn nỗ lực, phấn đấu không ngừng, xây dựng đất nước, báo đáp công ơn thế hệ đi trước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư