Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày các biện pháp sinh học phòng trừ sâu bệnh hại

trình bày các biện pháp sinh học phòng trừ sâu bệnh hại

giải chi tiết giúp mình với ạ ????
1 trả lời
Hỏi chi tiết
75
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Biện pháp sinh học là một phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại bằng cách sử dụng các loài sinh vật khác nhau để kiểm soát sự phát triển của sâu bệnh hại. Dưới đây là một số biện pháp sinh học phổ biến:

1. Sử dụng ký sinh trùng và côn trùng hữu ích: Sử dụng các loài ký sinh trùng và côn trùng hữu ích như ong, bọ cánh cứng, bọ cánh cụt để tiêu diệt sâu bệnh hại. Ví dụ, ong mật và bọ cánh cứng có thể ăn sâu bệnh hại và giúp kiểm soát sự phát triển của chúng.

2. Sử dụng vi khuẩn và nấm: Sử dụng vi khuẩn và nấm tự nhiên để tiêu diệt sâu bệnh hại. Ví dụ, vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt) và nấm Metarhizium anisopliae có thể tiêu diệt sâu bệnh hại mà không gây hại cho cây trồng và môi trường.

3. Sử dụng cây trồng kháng sâu bệnh hại: Sử dụng các loại cây trồng có khả năng tự bảo vệ chống lại sâu bệnh hại. Ví dụ, cây trồng có thể sản sinh các hợp chất độc hại đối với sâu bệnh hại hoặc có thể cản trở sự phát triển của chúng.

4. Sử dụng phép cản trở sinh học: Sử dụng các phương pháp như cách ly, cắt đứt chu kỳ phát triển và phá vỡ môi trường sống của sâu bệnh hại để kiểm soát sự phát triển của chúng. Ví dụ, cắt bỏ các phần cây bị nhiễm sâu bệnh hại hoặc cắt đứt chu kỳ phát triển của sâu bằng cách phá hủy tổ hoặc trứng của chúng.

5. Sử dụng phép cản trở hóa học: Sử dụng các phép cản trở hóa học tự nhiên như pheromone (hormone tình dục) để làm mất hứng thú sinh dục của sâu bệnh hại, từ đó kiểm soát sự phát triển của chúng.

6. Sử dụng phân bón hữu cơ: Sử dụng phân bón hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và tăng cường sức đề kháng của chúng, từ đó giúp cây trồng chống lại sâu bệnh hại.

7. Sử dụng kỹ thuật canh tác hữu cơ: Áp dụng các phương pháp canh tác hữu cơ như luân canh, trồng xen canh và sử dụng phân bón hữu cơ để tạo ra một môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của sâu bệnh hại.

Các biện pháp sinh học phòng trừ sâu bệnh hại không chỉ giúp giảm sự sử dụng thuốc trừ sâu hóa học mà còn bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp này cần được thực hiện một cách cẩn thận và phù hợp với điều kiện địa phương và loại cây trồng.
2
0
đã xem
14/12/2023 09:19:24
+5đ tặng

Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng chủ yếu gồm: 

- Canh tác; cơ giới và vật lí; sinh học; sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh: hoả học. 

Trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng, cần thực hiện nguyên tắc: phòng là chính; trở sớm, kịp thời, nhanh chóng, toàn diện, triệt để và có hiệu quả kinh tế cao.

1.1. Biện pháp canh tác

 

 

Nội dung: làm đất, vệ sinh đồng ruộng; gieo trồng đúng thời vụ; chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí; luân canh cây trồng.

Ưu điểm: dễ áp dụng, hiệu quả lâu dài; không gây ô nhiễm môi trường; an toàn cho sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng.

Nhược điểm: hiệu quả thấp khi sâu, bệnh đã phát sinh thành dịch.

1.2. Biện pháp cơ giới, vật lí

Nội dung: dùng tay, dùng vợt bắt sâu; ngắt bỏ bộ phận cây trồng bị bệnh; dùng bẫy đèn, bẫy dính để diệt sâu hại. 

Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện; không gây ô nhiễm môi trường; an toàn khoẻ của người sản xuất và tiêu dùng. 

Nhược điểm: khó áp dụng với diện tích lớn vì tốn công; hiệu quả thấp khi sâu, bệnh đã phát sinh thành dịch.

 

1.3. Biện pháp sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh

Nội dung: sử dụng những giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh hại. 

Ví dụ: giống lúa CP10 kháng rầy nâu; giống ngô nếp lai HN88 kháng sâu đục bắp, giống cà phê TR4 kháng bệnh gỉ sắt, giống cà chua CVR9 kháng bệnh virus vàng xoăn lá,...

Ưu điểm: giảm chi phí phòng trừ sâu, bệnh; không gây ô nhiễm môi trường; an toàn cho sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng.

Nhược điểm: số lượng giống chống chịu sâu, bệnh còn hạn chế; nhiều giống kháng không triệt để nên vẫn có thể bị nhiễm sâu, bệnh hại.

1.4. Biện pháp sinh học

Nội dung: sử dụng các loài động vật, thực vật, vi sinh vật có ích và chế phẩm từ chúng để phòng trừ sâu, bệnh hại. 

- Các loại động vật có ích (thiên địch): ong mắt đỏ, ong đen kén trắng, bọ rùa, ếch, chim,...

- Chế phẩm vi sinh vật có ích: chế phẩm vi khuẩn Bt, chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma, chế phẩm tuyến trùng EPN Biostar,...

- Thực vật: cây neem, hạt củ đậu,... Chất dẫn dụ: pheromone, protein thuỷ phân,...

- Ưu điểm: đảm bảo cân bằng sinh thái, thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng. 

- Nhược điểm: hiệu quả chậm, không có tác dụng dập dịch. Lưu ý: cần bảo vệ, duy trì và phát triển quần thể thiên địch trên đồng ruộng.

 

1.5. Biện pháp hoá học

Nội dung: 

- Sử dụng thuốc hoá học để trừ sâu, bệnh hại cây trồng. 

- Mỗi loại thuốc hoá học có khả năng trừ một hoặc một số loại sâu, bệnh hại nhất định. 

- Chỉ phun thuốc hóa học khi sâu, bệnh đã đến ngưỡng phun để diệt trừ. 

Ưu điểm: tiết kiệm thời gian và công sức vì có hiệu quả cao, diệt sâu, bệnh nhanh.

Nhược điểm: gây độc cho con người, cây trồng, vật nuôi; ô nhiễm môi trường; tiêu diệt cả các sinh vật có lợi khác.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K