Tác giả đã gửi gắm tình cảm gì với bài ca dao được phân tích
Nếu như hai câu đầu, cô gái đã phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ cánh đồng lúa quê hương để chiêm ngưỡng sự bát ngát mênh mông của nó, thì ở hai câu cuối, cô gái lại tập trung ngắm nhìn, quan sát và đặc tả riêng một chẽn lúa đòng đòng và liên hệ so sánh với bản thân mình một cách rất hồn nhiên: Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai Hình ảnh " Chẽn lúa đòng đòng " đang phất phơ trước làn gió nhẹ và " dưới nhọn nắng hồng ban mai " mới đẹp làm sao ! Hình ảnh " Chẽn lúa đòng đòng " tượng trưng cho cô gái đến tuổi dậy thì căng tràn sức sống. Hình ảnh " ngọn nắng " thật độc đáo. Có người cho rằng đã có " ngọn nắng " thì phải có " gốc nắng " đó chính là Mặt Trời vậy ( Vẻ đẹp của một bài ca dao - Hoàng Tiến Tựu ). Trả lời câu hỏi : - Tác giả đã gửi gắm tình cảm gì với bài ca dao được phân tích ?