Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ

[…] Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh…”

.(Nguyễn Tuân, Kí, NXB Văn học, Hà Nội, 1976)

 

Thực hiện các yêu cầu:

1. Lựa chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 8).

Câu 1. Văn bản thuộc thể loại nào?

Câu 2. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 3. Ngôi kể nào được sử sụng trong bài viết?

Câu 4. Câu nào nêu đúng nội dung chính của văn bản trên?

Câu 5. Nhà văn Nguyễn Tuân ngắm cảnh mặt trời lên từ vị trí nào?

Câu 7. Trong những từ sau, từ nào là từ mượn?

Câu 8. Câu văn: Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Sử dụng phép tu từ nào

2. Trả lời câu hỏi

Câu 9. Văn bản trên đã cho em thêm những hiểu biết nào về vẻ đẹp của đảo Cô Tô?

Câu 10. Từ văn bản trên, hãy nêu những việc em cần thực hiện để giữ gìn, phát huy vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương, đất nước?

0 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
222
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu 1: Văn bản thuộc thể loại miêu tả.
Câu 2: Văn bản trên sử dụng phương thức miêu tả.
Câu 3: Ngôi kể thứ nhất được sử dụng trong bài viết.
Câu 4: Câu "Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi" nêu đúng nội dung chính của văn bản trên.
Câu 5: Nhà văn Nguyễn Tuân ngắm cảnh mặt trời lên từ vị trí trên đảo Thanh Luân.
Câu 7: Từ "ngấn" là từ mượn.
Câu 8: Câu văn sử dụng phép tu từ so sánh.
Câu 9: Văn bản trên cho thấy vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau trận bão, khi chân trời và bể biển trở nên sạch sẽ và trong sáng.
Câu 10: Để giữ gìn và phát huy vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương, đất nước, em cần thực hiện việc bảo vệ môi trường, không gây ô nhiễm và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×