* Chuẩn bị:
- Rà soát hồ sơ tài liệu để kiểm tra lại các văn bản tác phẩm đã tìm được, đánh dấu những phần cần trích dẫn.
– Soát lại từng tài liệu tham khảo cụ thể, đánh dấu vào những đoạn cần phát triển, trao đổi hoặc trích dẫn.
- Diễn đạt thật chính xác tên đề tài.
* Tìm ý, lập đề cương:
Tìm ý
Để tìm ý cho báo cáo nghiên cứu về một truyện cổ dân gian, bạn cần đặt ra một số câu hỏi sau:
- Vì sao truyện này được chọn để nghiên cứu?
- Truyện được lấy từ nguồn nào (từ một tuyển tập truyện Cổ dân gian đã được in, từ internet, được nghe ai đó kể lại,...)?
- Có thể tìm thấy bao nhiêu bản kể của truyện này (cùng một truyện cổ dân gian có thể có nhiều bản kể khác nhau về chi tiết, lời kể,...)
- Có gì khác biệt giữa các bản kế? Vì sao bản kề này lại được chọn để nghiên cứu?
- Truyện thuộc thể loại nào (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,...)? Những dấu hiệu nào trong truyện thể hiện đặc trưng của thể loại đó?
- Truyện đã được nghiên cứu, đánh giá như thế nào? Có những nhận định gì đáng chú ý?
- Câu chuyện đã diễn biến như thế nào? Những chi tiết, sự kiện nào cần đặc biệt chú ý?
- Nhân vật chính trong truyện là ai? Thuộc kiểu nhân vật nào?
- Tác giả dân gian muốn nói lên điều gì qua việc kể về hành động, phẩm chất, số phận của nhân vật?
- Các nhân vật khác trong truyện là người như thế nào? Nhân vật nào đáng chú ý? Vì sao?
- Truyện có nét đặc sắc gì về phương diện nghệ thuật?
- Những truyện nào có thể xếp cùng loại với truyện được chọn nghiên cứu? Sự gần gũi và khác biệt giữa các truyện cùng loại này nói lên điều gì?
- Truyện có được “tái sinh" trong sân khấu, phim ảnh, văn học,... hiện nay không? Biểu hiện cụ thể của sự tái sinh” đó là gì? Hiện tượng truyện được tái sinh” nói lên điều gì?
Lập đề cương
Dựa vào các tài liệu đã chuẩn bị và các ý đã tìm được ở phần trên, bạn hãy lập đề cương chi tiết cho các phần của bài nghiên cứu về truyện Cổ dân gian:
- Đặt vấn đề:
+ Nêu lí do chọn tác phẩm.
+ Trình bày xuất xứ của tác phẩm.
- Giải quyết vấn đề:
+ Chọn lọc, sắp xếp và triển khai các ý đã tìm được thành hệ thống luận điểm.
+ Tập hợp, so sánh các bản kể.
+ Trình bày những nhận định đã có của giới nghiên cứu (nếu có).
+ Phân tích tác phẩm.
+ Nhận xét, đánh giá sức sống của tác phẩm trong đời sống hiện đại.
- Kết luận:
+ Khẳng định ý nghĩa của truyện Cổ.
+ Nêu những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
- Tài liệu tham khảo:
Nêu danh mục những tài liệu đã được tham khảo trong quá trình viết bài nghiên cứu hoặc được trích dẫn (chú ý sắp xếp đúng quy cách, theo yêu cầu của một sản phẩm nghiên cứu khoa học).
* Viết:
- Triển khai các ý đã hình thành ở đề cương thành những đoạn văn, sắp xếp các đoạn văn theo trình tự hợp lí và liên kết thành bài nghiên cứu hoàn chỉnh.
- Chọn cách diễn đạt chính xác, phù hợp với văn phong khoa học.
- Sắp xếp các sơ đồ, tranh ảnh minh họa đã chuẩn bị vào đúng vị trí, phù hợp với nội dung từng phần viết.
- Liệt kê các tài liệu tham khảo.
- Đưa các phụ lục vào cuối bài (nếu có).
* Chỉnh sửa, hoàn thiện:
Đối chiếu với đề cương đã xây dựng, tự rà soát bài viết theo các tiêu chí sau:
- Đảm bảo trình bày rõ những ý kiến, phát hiện về truyện Cổ dân gian.
- Tuân thủ những quy định về trích dẫn và chú thích nguồn tài liệu.
- Đảm bảo dùng từ, đặt câu chính xác và viết đúng chính tả.