C1. Thể thơ thất ngôn bát cú
C2.
- Biện pháp tu từ: Phép đối "ta - người", "dại" – "khôn", "vắng vẻ" – "lao xao".
- Một bên là nhà thơ xưng Ta một cách ngạo nghễ, một bên là Người ; một bên là dại của Ta, một bên là khôn của người ; một nơi vắng vẻ với một chốn lao xao.
C3.
- Bức tranh thôn quê hiện lên qua cuộc sống giản dị không cần những thứ giàu sang hào nhoáng chỉ là sản vật từ nhiên nhiên “măng trúc” “giá” để thấy được cuộc sống an nhàn, đạm bạc thanh cao, lối sống hòa nhập với thiên nhiên của tác giả.
- Cái thú sống an nhàn ẩn dật, những con người có nhân cách cao đẹp khi sống trong thời loạn lạc ấy để giữ được phẩm giá cốt cách của mình chỉ có cách cáo quan về ẩn dật, an lòng với cảnh nghèo khó, sống chan hòa với thiên nhiên với vũ trụ.
C4.
- Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là xa lánh nơi quyền quý giữ cốt cách thanh cao, hòa hợp với tự nhiên.
- Đặt trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy h thì đấy là một quan niệm tích cực. Bởi cuộc sống như thế bản thân mình sẽ không bị đồng tiền và quyền lực làm lu mờ đi nhân tâm , sẽ không ủng hộ những thế lực xấu và thói xấu trong xã hội, giữ cho cốt cách được trong sạch, thanh cao.