- Mở đầu :
- Trung Quốc là 1 quốc gia nằm ở châu Á, có số dân đông nhất thế giới. Nhờ đường lối chính sách mở cửa, phát huy được nguồn lao động dồi dào, nguồn tài nguyên phong phú nên những năm gần đây Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế quan trọng không chỉ ở châu Á mà còn là nền kinh tế lớn nhất thế giới, vượt cả Hoa Kỳ.
- Ngoài ra,Trung Quốc cũng là thị trường tiêu thụ hàng hóa có tốc độ phát triển nhanh nhất và quốc gia nhập khẩu lớn thứ hai thế giới
- Nội dung chính :
* Quá trình phát triển :
- Trước đây, kinh tế Trung Quốc dưới chế độ phong kiến chưa thực sự phát triển. Sau cách mạng Tân Hợi, chế độ phong kiến Trung Quốc bị sụp đổ, Trung Quốc bắt đầu xây dựng kỉ nguyên mới.
- Năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đất nước bắt đầu tiến hành thực hiện một số chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội như cải cách ruộng đất, cải tạo công thương, quốc hữu hoá tư liệu sản xuất,...
- Tuy nhiên, thời kì đầu tập trung bao cấp, nền kinh tế Trung Quốc chưa tạo được bước phát triển mạnh. Đến cuối thập niên 70 của thế kỉ XX, Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa với chính sách 4 hiện đại hoá: công nghiệp, nông nghiệp, khoa học - kĩ thuật và quốc phòng.
- Bắt đầu thế kỉ XXI, Trung Quốc vươn lên với tốc độ phát triển chóng mặt và trở thành cường quốc kinh tế của thế giới.
* Tổng GDP , GDP/ người
- Chỉ số GDP bình quân đầu người của Trung Quốc là 64.643 NDT (tương ứng với 9.769 USD).
- Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) ngày 17-7 công bố, GDP nửa đầu năm 2023 của nước này đạt 59.303,4 tỷ nhân dân tệ, tăng 5,5% và tăng 1 điểm phần trăm so với quý I.
* Giá trị xuất khẩu :
- Theo số liệu công bố chính thức, tháng 10/2023, xuất khẩu của Trung Quốc giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước.
- Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 11/2023 tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước .
- Trung Quốc là nền kinh tế sản xuất và xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới. Trung Quốc cũng là thị trường tiêu thụ hàng hóa có tốc độ phát triển nhanh nhất và quốc gia nhập khẩu lớn thứ hai thế giới
* Một số ngành kinh tế :
- Nền nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối toàn diện, giải quyết vấn đề lương thực cho hơn 1,4 tỉ người.
- Nền công nghiệp phát triển nhanh chóng và hoàn chỉnh, trong đó có một số ngành công nghiệp hiện đại như điện tử, cơ khí chính xác, nguyên tử, hàng không vũ trụ.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sản lượng của nhiều ngành như lương thực, than, điện đứng đầu thế giới
* Nguyên nhân :
- Chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường
- Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài
- Hiện đại hoá, ứng dụng công nghệ cao.
- Nguồn lao động dồi dào.
- Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất (Giao quyền sử dụng đất, khoán sản phẩm)
- Cải cách : Đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, áp dụng, sử dụng giống mới, máy móc thiết bị hiện đại.
- Kết luận :
- Nền kinh tế Trung Quốc đã trải qua một sự phát triển đáng kể trong thập kỷ qua. Với tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm trên mức 6%, Trung Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
- Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã tận dụng lợi thế về lao động giá rẻ để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Việc này đã tạo ra một lực lượng lao động lớn và giúp Trung Quốc trở thành một cường quốc xuất khẩu hàng hóa
- Một trong những bài học kinh nghiệm quan trọng từ nền kinh tế Trung Quốc là sự quan tâm đặc biệt đến việc đầu tư vào hạ tầng. Trung Quốc đã đầu tư mạnh mẽ vào các dự án hạ tầng như đường sắt, cầu đường, cảng biển và sân bay. Điều này đã tạo ra một cơ sở hạ tầng vững chắc và hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế bền vững.
- Tuy nhiên, cũng có những thách thức và vấn đề cần được giải quyết trong nền kinh tế Trung Quốc. Một trong số đó là sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng kinh tế. Các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải phát triển nhanh chóng, trong khi các vùng nông thôn và miền Tây Trung Quốc vẫn đang gặp khó khăn.
- Ngoài ra, Trung Quốc cũng đối mặt với các vấn đề như ô nhiễm môi trường, nợ công và sự phụ thuộc quá mức vào xuất khẩu. Để duy trì sự phát triển bền vững, Trung Quốc cần tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, cải thiện chất lượng môi trường và thúc đẩy tiêu dùng nội địa.