Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lựa chọn đáp án đúng:

   Bỗng nhận ra hương ổi

                                                        Phả vào trong gió se

         Sương chùng chình qua ngõ

                                                        Hình như thu đã về

 

      Sông được lúc dềnh dàng

                                                        Chim bắt đầu vội vã

                                                        Có đám mây mùa hạ

                                                        Vắt nửa mình sang thu

 

    Vẫn còn bao nhiêu nắng

                                                        Đã vơi dần cơn mưa

                                                        Sấm cũng bớt bất ngờ

    Trên hàng cây đứng tuổi.

                                                   (Sang thu, Hữu Thỉnh, SGK Ngữ văn 9, tập 2, tr.70)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Bài thơ trên sử dụng thể thơ nào?

A. Bốn chữ                      B. Năm chữ                  C. Tự do                           D. Tám chữ

Câu 2. Ý nghĩa của câu thơ “Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi” là gì?

   A. Những hàng cây đứng tuổi đã quen với tiếng sấm của mùa hạ nên không thấy bất ngờ với tiếng sấm của mùa thu

   B. Sấm mùa thu không còn nhiều bất ngờ với hàng câu đứng tuổi

   C. Hàng cây đứng tuổi trải qua nhiều mùa sấm chớp nên không còn bất ngờ đối với chúng nữa

   D. Hàng cây đứng tuổi như con người từng trải, không còn thấy bất ngờ trước những vang động bất thường của cuộc sống.

Câu 3. Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận lần đầu tiên từ đâu?

A. Từ một mùi hương                                       B. Từ một cơn mưa

C. Từ một đám mây                                          D. Từ một cánh chim

Câu 4. Hai câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ - Hình như thu đã về” sử dụng phép tu từ nào?

A. Nhân hóa                              B. Ẩn dụ                    C. Hoán dụ                D. Điệp từ

Câu 5. Từ “chùng chình” được hiểu thế nào?

A. Đi rất chậm, dò từng bước một

B. Đi rất nhanh, vừa đi vừa nghiêng ngả

C. Ngập ngừng như không muốn đi

D. Ẩn giấu nhiều điều không muốn nói

Câu 6. Ý nào nói đúng cảm xúc của tác giả trong bài thơ Sang thu?

A. Hồn nhiên, tươi trẻ                                        B. Lãng mạn, thanh thoát

C. Mới mẻ, tinh tế                                                        D. Mộc mạc, chân thành

 

Câu 7. Trong bài thơ trên, hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ - thu có đặc điểm gì?

A. Sôi động, náo nhiệt                                        B. Bình lặng, ngưng đọng

C. Xôn xao, rộn rang                                          D. Nhẹ nhàng, giao cảm

Câu 8. Ý nào sau đây nêu được nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ trên?

A. Sử dụng câu ngắn gọn, chính xác

B. Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa, triết lý

C. Sáng tạo những hình ảnh quen thuộc mà vẫn mới mẻ, gợi cảm

D. Sử dụng đa dạng, phong phú phép so sánh, ẩn dụ

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:

 Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu.

Câu 10. Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh là bức thông điệp lúc giao mùa. Từ bức thông điệp đó gợi cho em những cảm xúc gì trước cảnh sắc mùa thu của quê em yêu dấu? Hãy trình bày câu trả lời của em bằng một đoạn văn từ 5 đến 7 câu
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
134
6
0
Nguyễn Hải Đăng
22/12/2023 07:22:48
+5đ tặng
Câu 1 b 2 d 3 a 4 A 5 C 6 A 7 D 8 C 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×