Câu 1:Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa vào năm bao nhiêu?
Câu 2:Nêu tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài của Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII?
Câu 3:Những nguồn nông nghiệp trù phú nhất Đại Việt trong các thế kỉ XVII-XVIII là lưu vực sông nào?
Câu4:Giữa thập niên 90 của thế kỉ XIX,sản xuất công nghiẹp của Mỹ đứng ở vị trí thứ mấy?
Câu5:Chính sách đối ngoại cơ bản của đế quốc Anh,Pháp,Đức,Mỹ vào cuối thế kỉ XIX-đến đầu thế kỉ XX là gì?
Câu6:Đến cuối thế kỉ XIX,Đức là một nước liên bang theo chế độ chính trị gì?
Câu7:Nêu nguyên nhân thắng lợi,ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?
Câu8:Nhận xét tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII?
Câu9:Theo em, chính sách nào của hội đồng Công xã Pa-ri vẫn còn có thể được vận dụng trong xã hội hiện nay?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài:
+ Sản xuất nông nghiệp bị sa sút nghiêm trọng do những cuộc xung đột kéo dài.
+ Tình trạng biến ruộng công thành ruộng tư ngày càng phổ biến.
+ Đời sống nông dân khổ cực, bị bần cùng hóa do: bị mất ruộng đất; phải chịu nghĩa vụ tô thuế và lao dịch nặng nề cho nhà nước phong kiến; tình trạng thiên tai, mất mùa, đói kém,... liên tiếp diễn ra.
Câu 3 : Vùng lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long là những vùng nông nghiệp trù phú nhất cả nước trong các thế kỉ XVII - XVIII.
Câu 4 :
Cuối thế kỉ XIX, Mĩ là nước có nền kinh tế phát triển trong số các nước công nghiệp tiên tiến.
Câu 5 :
Chính sách đối ngoại cơ bản của các đế quốc Anh, Pháp, Đức và Mỹ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX có những điểm chung và khác nhau.
1. Anh:
- Chính sách đối ngoại của Anh tập trung vào việc bảo vệ và mở rộng lợi ích kinh tế của đế quốc. Anh tìm kiếm các thị trường mới và nguồn cung cấp nguyên liệu để phục vụ cho công nghiệp và thương mại của mình.
- Anh cũng có chính sách thuộc địa, tạo ra các thuộc địa và khu vực ảnh hưởng để tăng cường quyền lực và lợi ích kinh tế.
2. Pháp:
- Chính sách đối ngoại của Pháp tập trung vào việc khôi phục và mở rộng địa vị và ảnh hưởng của nước này sau thất bại trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức năm 1870.
- Pháp tìm kiếm sự ủng hộ và liên minh với các nước khác để tăng cường quyền lực và ảnh hưởng của mình trong khu vực châu Âu và thế giới.
3. Đức:
- Chính sách đối ngoại của Đức tập trung vào việc xây dựng và mở rộng đế chế Đức, với mục tiêu trở thành một cường quốc công nghiệp và thương mại.
- Đức tìm kiếm sự mở rộng lãnh thổ và quyền lực chính trị, đặc biệt là trong khu vực châu Âu, thông qua việc xây dựng liên minh và tham gia vào các cuộc xung đột và cuộc chiến tranh.
4. Mỹ:
- Chính sách đối ngoại của Mỹ tại thời điểm này tập trung vào việc mở rộng lãnh thổ và quyền lực chính trị của nước này.
- Mỹ thực hiện chính sách Mở rộng Tây, mua và chiếm đóng các vùng lãnh thổ mới và tìm kiếm sự ảnh hưởng và quyền lực trong khu vực Mỹ Latinh và châu Á-Thái Bình Dương. Tuy có những điểm chung trong việc tìm kiếm lợi ích kinh tế và mở rộng quyền lực, nhưng mỗi đế quốc có những mục tiêu và phương pháp riêng trong chính sách đối ngoại của mình.
Câu 6 : Đến cuối thế kỉ XIX, Đức là một nước liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến, quý tộc địa chủ liên kết chặt chẽ với tư bản độc quyền để thống trị nhân dân.
Câu 7 :
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê
+ Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
+ Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Có được thắng lợi trên, trước hết là nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta.
+ Tiếp đó, sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi.
Câu 8 :
`a,1 Ý nghĩa của phong trào nông dân ở Đàng ngoài thế kỉ XVIII
++ Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức , bất công của nhân dân
+ Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như : khuyến khích khai hoang , đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,...
b, Nhận xét
−- Tác động của phong trào nông dân ở Đàng ngoài đã giáng1 đòn mạnh mẽ và làm lung lay chính quyền Lê-Trịnh
−- Ảnh hưởng của tác động đó đã buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số quyền lợi cho nông dân
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |