Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Sự phù hợp của cấu trúc của ti thể và lục lạp với chức năng của chúng:
- Cấu trúc có màng kép:
+ Lớp màng ngoài trơn nhẵn
+ Màng trong gấp nếp hình răng lược tạo nhiều mào ngăn ti thể thành hai khoang.
-> Khoang ngoài là khoảng không gian giữa hai màng chứa ion H+ có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp ATP.
-> Khoang trong là chất nền chứa nhiều loại enzyme tham gia vào quá trình hô hấp tế bào.
+ Màng trong chứa các phức hệ enzyme tham gia tổng hợp ATP.
+ Trong chất nền chứa nhiều phân tử DNA nhỏ, dạng vòng và ribosome. Nhờ đó ti thể có khả năng tự nhân đôi và tổng hợp protein cho riêng mình.
+ Lớp màng ngoài của lục lạp tạo khoảng không hẹp với lớp màng trong, màng trong không gấp khúc.
+ Bên trong có một hệ thống màng thylakoid ở dạng các túi dẹp, trên bề mặt của màng thylakoid chứa chất diệp lục cùng các enzyme và protein tham gia vào quá trình quang hợp. Các túi này xếp chồng và nối thông với nhau bằng các phiến màng tạo nên cấu trúc gọi là granum. Bao quanh các granum là vật chất dạng lỏng gọi là chất nền.
+ Chất nền chứa hệ enzyme tham gia vào quá trình cố định CO2 trong quang hợp và chứa nhiều phân tử DNA dạng vòng và ribosome giúp chúng có khả năng tự nhân đôi và một số gene của chúng tổng hợp được các protein tham gia vào quá trình quang hợp.
2. So sánh cấu trúc của ti thể và lục lạp.
- Giống nhau:
+ Đều là các bào quan có trong tế bào nhân thực.
+ Đều có màng kép gồm 2 lớp màng (màng ngoài và màng trong).
+ Ribôxôm 70S, ADN trần dạng vòng, nhân đôi độc lập với ADN NST.
+ Đều có phức hệ ATP-sintetaza nên tổng hợp được ATP, có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tế bào.
+ Đều có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |