Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu sự ra đời của giai cấp công nhân

nêu sự ra đời của giai cấp công nhân
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
85
3
0
Tr Hải
30/12/2023 20:16:20
+5đ tặng

Giai cấp công nhân được xem là con đẻ của nền đại công nghiệp.

 

 

Giai cấp công nhân trở thành một giai cấp ổn định khi sản xuất đại công nghiệp về cơ bản đã thay thế nền sản xuất thủ công.

Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa thì giai cấp công nhân là giai cấp làm thuê cho nhà tư bản, hoàn toàn không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản để kiếm sống. Họ là giai cấp bị phụ thuộc trong sản xuất và là giai cấp bị bóc lột giá trị thặng dư trong phân phối.

Sự phát triển của thời đại công nghiệp đã tập hợp giai cấp công nhân lại thành một tập đoàn rộng lớn, trở thành giai cấp vô sản hiện đại. Do vậy, giai cấp công nhân ra đời gắn liền với sự phát triển của đại công nghiệp, là sản phẩm của nền đại công nghiệp, lớn lên cùng sự phát triển của nền đại công nghiệp đó.

 

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Minh Hòa
30/12/2023 20:18:20
+4đ tặng
Giai cấp công nhân có nguồn gốc từ tất cả các tầng lớp và giai cấp trong xã hội , Giai cấp công nhân ra đời gắn liền với sự phát triển và ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Giai cấp công nhân (GCCN) Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp những năm cuối thế kỷ XIX. Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội phong kiến với hai giai cấp cơ bản là giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân; duy trì nền kinh tế lạc hậu dựa vào sản xuất tiểu nông là chính, cơ sở kinh tế công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển. Sau khi cuộc xâm lăng và bình định đã cơ bản hoàn thành, thực dân Pháp liền bắt tay tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất với quy mô mở rộng ra cả nước. Các nhà máy rượu bia, vải sợi, điện nước, ngành đường sắt, hầm mỏ, đồn điền cao su, cà phê...lần lượt ra đời và cùng với đó đội ngũ những người công nhân Việt Nam đầu tiên được hình thành. Họ là những người nông dân bị tước đoạt hết ruộng đất, những người thợ thủ công bị phá sản buộc phải vào làm việc trong các doanh nghiệp tư bản Pháp. 

Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, để bù đắp những tổn thất, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai với quy mô và tốc độ lớn hơn trước. Chúng tăng cường đầu tư vào các ngành khai khoáng, giao thông vận tải, đồn điền, công nghiệp chế biến, dệt may...nhằm tăng cường vơ vét và bóc lột ở các nước thuộc địa.

Minh Hòa
xin like + điểm ak

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×