Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hiện nay, có rất nhiều mâu thuẫn xảy ra trong môi trường học tập và có thể dẫn đến bạo lực học đường. Thậm chí, câu chuyện này đã trở nên quá quen thuộc đối với nhiều học sinh, sinh viên. Và liệu những hành động được gọi là "bạo lực học đường" là nên hay không nên làm?
Bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập, bạo hành; làm tổn hại đến sức khỏe, thân thể; sỉ nhục, lăng mạ đến danh dự và nhân phẩm; tẩy chay, cô lập, ruồng rẫy và những hành động gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe, tinh thần và thể chất của bạn học trong các tổ chức, cơ sở giáo dục.
Vậy nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là gì? Có rất nhiều nguồn cơn khác nhau, tuy nhiên nguyên nhân chính có thể tới từ phía gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình không quan tâm, để ý tâm tư tình cảm của các em, giao phó trách nhiệm giáo dục cho nhà trường nên trẻ sẽ không có nền tảng giáo dục tốt, từ đó dẫn đến tình trạng này. Ngoài ra, việc trẻ bị ảnh hưởng bởi gia đình có xu hướng bạo lực cũng là một nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực của các em. Mô hình giáo dục của nhà trường chưa đúng cách, chưa có hiệu quả, mang quá nhiều tính hàn lâm nhưng bỏ qua các tổ chức, các hoạt động ngoại khóa hay chú tâm vào giáo dục nhân cách, văn hóa ứng xử cho các em. Mặt khác, còn có một số trường có xu hướng chạy theo thành tích dẫn đến việc bao che cho các hành vi bạo lực, không làm gương, răn đe học sinh của mình khiến hiện tượng bạo lực học đường ngày càng phổ biến. Môi trường sống xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và các hành xử của các em, nhất là trong độ tuổi mới lớn (12 đến 17 tuổi) đầy nhạy cảm.
Thực trạng bạo lực học đường ở Việt Nam đang ngày càng phổ biến và mang tính chất nghiêm trọng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thống kê, có gần 1600 vụ học sinh đánh nhau xảy ra trên toàn quốc chỉ trong một năm học. Đây là một con số đáng báo động. Ngoài ra, một số khác thống kê rằng cứ khoảng 5.200 học sinh thì sẽ có 1 vụ ẩu đả và cứ 11.000 học sinh thì sẽ có 1 trường hợp bị đình chỉ học vì đánh nhau ở Việt Nam. Từ đó, ta có thể nhận thấy được tình trạng này đang là vấn đề gây nhức nhối cho xã hội Việt Nam và có mức độ gia tăng cùng tính chất ngày càng nghiêm trọng.
Vậy bạo lực học đường là nên hay không nên? Việc xảy ra mâu thuẫn rất bình thường, chúng ta gặp nó hằng ngày trong công việc, gia đình, học tập,...Nhưng nếu chúng ta chịu nhường nhịn, biết lắng nghe và chia sẻ, thấu hiểu, cảm thông cho những người xung quanh thì sẽ không xảy ra ẩu đả.
Hành động bạo lực học đường là một hành động hoàn toàn không nên vì nó gây ra những tổn hại về thể chất lẫn tinh thần. Nghiêm trọng hơn, những người từng bị bạo lực học đường sẽ có những trạng thái phổ biến như: tâm lý sợ hãi, lo âu, bất an, uất ức, bị ám ảnh,...Và cuối cùng dẫn đến các bệnh nghiêm trọng đến sức khỏe.
Bạo lực học đường luôn có hại và hãy hạn chế xảy ra mâu thuẫn trong môi trường học tập. Nếu bị bạo lực học đường, hãy báo ngay cho giáo viên hoặc người lớn gần đó để nhờ sự giúp đỡ, tuyệt đối không tự giải quyết một mình. Nếu đã bị hoặc có dấu hiệu bạo lực học đường, báo cho phụ huynh để có giải pháp hoặc chuyển trường sớm nhất có thể.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |