LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giá trị thẩm mĩ trong truyện cổ tích Tấm Cám

giá trị thẩm mĩ trong truyện cổ tích Tấm Cám
 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
162
2
0
Đăng Khoa
04/01 08:30:43
+5đ tặng
Tấm Cám đúng không nè . Bạn tham khảo nhé !! : 
Đối với Tấm , một cô gái đáng thương hóa tro bụi  , thế nhưng, trong một dạng thái là tro tàn tưởng chừng không còn sự sống, Tấm vẫn sống, hay nói cách khác là sức sống, khát vọng sống của thiên lương và nhân văn vẫn tồn tại, phục sinh bằng cây thị, với duy nhất một quả thơm lừng, để rồi khi quả thị về với bà lão từ lời cầu xin nhân ái của bà thì Tấm hiện nguyên hình của cô Tấm ngày xưa. Và khi cơ duyên đến, Tấm lại trở về làm hoàng hậu sống cùng vua. Đến đây, có thể thấy tính tư tưởng và thẩm mỹ của truyện được bao hàm, tiềm ẩn trong cách xây dựng cốt truyện, triển khai mâu thuẫn và xung đột trong sự phát triển, biến thái của từng yếu tố ở cặp mâu thuẫn đối lập: Cái ác (mẹ con Cám) luôn truy đuổi và tìm diệt Tấm trong bất cứ trạng huống nào. Cái tốt (Tấm) luôn bám riết lấy cuộc sống dù trong bất cứ bi kịch nào, tăng dần tiếng nói và ý thức phản kháng, linh hoạt trong những hình thức tồn tại và luôn hướng về quyền sống, quyền yêu thương và được yêu thương của mình. Trong cuộc đấu tranh của Tấm chống lại mẹ con Cám có lực lượng trung thần – hình tượng Bụt – giúp Tấm trong những cảnh ngộ nhất định để Tấm vượt qua khó khăn, trước khi chuyển sang một phân cảnh mới. Mâu thuẫn ngày càng cao, nên Tấm lựa chọn các hình thức ứng phó bằng cách hóa thân người – động vật – thực vật – sự vật, nghĩa là tất cả mọi hình thái tồn tại, nhưng vẫn không thể vượt thoát được cái ác bủa vây nhằm triệt tiêu sự tồn tại của mình. Nghĩa là Tấm đã tìm hết mọi đường ứng xử nhưng vẫn không giải quyết được mâu thuẫn. Do vậy, mâu thuẫn được đẩy đến điểm đỉnh và mở nút. Cái chung cục Tấm phải kết liễu đời mẹ con Cám diễn ra là tất yếu. Tư tưởng và thẩm mĩ của truyện Tấm Cám phải được hiểu từ tính cấu trúc thẩm mỹ như thế mới tôn trọng tính chỉnh thể nghệ thuật và tính hệ thống của truyện. Nếu giải thích theo kiểu cắt rời cấu trúc thành phân đoạn là siêu hình, thiếu biện chứng và bỏ qua tính đặc thù thẩm mỹ của văn bản văn học (chẳng hạn như một số ý kiến gần đây cắt rời phần kết thúc của tác phẩm khỏi tính hệ thống cấu trúc thẩm mỹ để xem xét và kết luận rằng sự trả thù của Tấm là độc ác, dã man). Với kết cấu thẩm mỹ và cách xây dựng nhân vật trong thế mâu thuẫn, xung đột như thế, truyện Tấm Cám lấy chất liệu hiện thực xã hội là mối quan hệ của mẹ ghẻ – con chồng để không chỉ chuyển tải cuộc đấu tranh của các lực lượng đối kháng trong xã hội có giai cấp, hay chỉ nhằm minh chứng một cách đơn thuần cho triết lý tích thiện phùng thiện, ác giả ác báo, mà còn, và cơ bản là diễn trình được hành trình khốc liệt, bi tráng, đẫm nước mắt và máu của nhân tính, thiên lương, của những giá trị tốt đẹp kết tinh đạo đức và phẩm giá con người qua hình tượng Tấm giữa cõi mệnh tàn độc, quỉ quyệt, vô lương và tội lỗi. Cái ác luôn tìm cách triệt tiêu cái thiện, cái thiện luôn biến hóa, thích ứng để vượt thoát, tồn tại và phản kháng. Và không có con đường nào khác, một khi muốn tồn tại với những giá trị tốt đẹp và nhân văn của mình, thì cái thiện phải biết đấu tranh không khoan nhượng, tiêu diệt cái ác. Đó là giá trị hiện thực sâu sắc và nhân văn cao đẹp của truyện Tấm Cám, nhìn từ thi pháp kết cấu thẩm mỹ của truyện.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư