Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc bài thơ sau, thực hiện các yêu cầu bên dưới:

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc bài thơ sau, thực hiện các yêu cầu bên dưới:
                              Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng,
                              Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.
                              Năm thì mười họa chăng hay chớ,
                              Một tháng đôi lần có cũng không.
                              Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm,
                              Cầm bằng làm mướn, mướn không công.
                              Thân này ví biết dường này nhỉ
                              Thà trước thôi đành ở vậy xong.
                  (Lấy chồng chung(*) – Thơ Hồ Xuân Hương – Từ cội nguồn vào thế tục- Nxb Giáo Dục, trang172)
Câu 1: Bài thơ viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn xen lục ngôn    B. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú Đường luật        D. Lục bát.
Câu 2. Bài thơ nào của Hồ Xuân Hương cùng viết về cảnh làm lẽ với bài thơ trên?
A. Tự tình (bài 2)        B. Bánh trôi nước
C. Mời trầu          D. Quả mít.
Câu 3. Bài thơ nào không cùng thể thơ với bài thơ trên?
A. Tự tình (bài 2) - Hồ Xuân Hương         B. Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương
C. Cảm xúc mùa thu - Đỗ Phủ                 D. Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến.
Câu 4. Đâu là thành ngữ dân gian được sử dụng trong bài thơ trên?
A. Năm thì mười họa, một tháng đôi lần    B. Năm thì mười họa, cố đấm ăn xôi
C. Một tháng đôi lần, cố đấm ăn xôi        D. Kẻ đắp chăn bông, cầm bằng làm mướn.
Câu 5. Câu thơ nào thể hiện sự bất công trong hôn nhân đa thê?
A. Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng      B. Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
C. Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm          D. Cầm bằng làm mướn, mướn không công.
Câu 6. Dòng nào sau đây thể hiện ý nghĩa nhân văn trong bài thơ “Lấy chồng chung” của Hồ Xuân Hương?
A. Thể hiện sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người phụ nữ và sự cố gắng vươn lên trên số phận nhưng cuối cùng rơi vào bi kịch.
B. Là lời ca buồn về số phận người phụ nữ có tình duyên dở dang.
C. Là tiếng kêu thống thiết về số phận hẩm hiu của người phụ nữ trong chế độ hôn nhân đa thê và khát vọng hạnh phúc trọn vẹn.
D. Thể hiện ý chí vươn lên mạnh mẽ của người phụ nữ từng chịu nhiều bất hạnh.
Câu 7. Bài thơ khiến ta liên tưởng đến cảnh ngộ của Hồ Xuân Hương trong câu thơ nào sau đây?
A. Thân em vừa trắng lại vừa tròn - Bảy nổi ba chìm với nước non
B. Có phải duyên nhau thì thắm lại - Đừng xanh như lá, bạc như vôi
C. Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám – Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn
D. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại - Mảnh tình san sẻ tí con con!
Trả lời câu hỏi, từ câu 8 - câu 10:
Câu 8. Phân tích tác dụng của việc vận dụng thành ngữ trong bài thơ.
………………
Câu 9. Anh (chị) hãy viết đoạn văn (từ 5-7 dòng) cảm nhận về tâm trạng, thái độ của chủ thể trữ tình trong hai dòng thơ sau:
                            “Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng,
                             Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.”
………………………
Câu 10. Qua bài thơ “Lấy chồng chung”, anh (chị) hãy nhận xét về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa?
………………
 trl đúng hen sai chặt t-rim:)((
1 trả lời
Hỏi chi tiết
719
2
0
+5đ tặng
 Trả lời :
Câu 1: Đáp án C. Thất ngôn bát cú Đường luật.
Câu 2: Đáp án A. Tự tình (bài 2) - Hồ Xuân Hương.
Câu 3: Đáp án D. Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến.
Câu 4: Đáp án A. Năm thì mười họa, một tháng đôi lần.
Câu 5: Đáp án B. Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.
Câu 6: Đáp án C. Là tiếng kêu thống thiết về số phận hẩm hiu của người phụ nữ trong chế độ hôn nhân đa thê và khát vọng hạnh phúc trọn vẹn.
Câu 7: Đáp án D. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại - Mảnh tình san sẻ tí con con!
II . Phần câu hỏi : 
Câu 8:
=> Việc vận dụng thành ngữ trong bài thơ giúp tăng tính hài hước, gợi mở ý nghĩa sâu xa và tạo sự gần gũi, thân thiện với người đọc.
Câu 9:
=> Hai dòng thơ thể hiện tâm trạng của chủ thể trữ tình là sự thất vọng và đau khổ trong cuộc sống hôn nhân không công bằng và không hạnh phúc.
Câu 10:
=> Bài thơ “Lấy chồng chung” cho thấy số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa là bi kịch, hẩm hiu và thiếu công bằng. Người phụ nữ phải chịu đựng sự bất công và khó khăn trong hôn nhân đa thê, không có quyền tự do và hạnh phúc trọn vẹn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư