XUÂN VỀ Đã thấy xuân về với gió đông, Với trên màu má gái chưa chồng. Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong. Từng đàn con trẻ chạy xun xoe, Mưa tạnh trời quang, nắng mới hoe. Lá nõn, nhành non ai tráng bạc? Gió về từng trận, gió bay đi... Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng, Lúa thì con gái mượt như nhung Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng, Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng. Trên đường cát mịn, một đôi cô, Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa. Gậy trúc dắt bà già tóc bạc, Lần lần tràng hạt niệm nam vô. (Xuân về - Nguyễn Bính, Trích từ Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, NXB Văn học, 1997, tr.351) Câu 1. Biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau là: "Trên đường cát mịn, một đội cỏ, Yểm đó, khăn thâm, trẩy hội chùa." Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? Câu 3. Xác định thể thơ của văn bản trên? Câu 4. Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ “ Lúa thì con gái mượt như nhung"? Câu 5. Anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung 2 câu thơ sau: "Mưa tạnh trời quang năng mới hoe Lá nõn, nhành non ai trảng bạc." Câu 6. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “biết yêu mến những vẻ đẹp bình dị của quê hương, con người cũng sẽ có nhiều hành động đẹp trong cuộc sống không? Vì sao? Câu 7. Ý nghĩa của hình ảnh đôi mắt người thiếu nữ trong câu “Ngước mắt nhìn giới, đôi mắt trong". Câu 8. Giá trị biểu cảm của từ láy "xun xoe" trong câu thơ "Từng đàn con trẻ chạy xuп хое". Câu 9. Chỉ ra ít nhất 2 từ láy có trong bài thơ trên. Câu 10. Anh/Chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1: Nét đẹp văn hóa làng quê được thể hiện qua hai câu thơ "Trên đường cát mịn, một đôi cô/ Yếm đỏ, khăn thâm trẩy hội chùa" là đường làng quê được trải đầy cát mịn, giúp đoạn đường thêm đẹp và bằng phẳng hơn. Con người nơi đây hiện lên với hai cô gái đeo yếm đỏ, trang phục văn hóa thời xưa của Việt Nam. Với ngày hội chùa, phong tục tập quán của Việt Nam. Hai câu thơ đã cho người đọc thấy trang phục, thiên nhiên và phong tục tập quán của làng quê đất nước ta thời xưa. Nét đẹp ấy giờ đây vẫn được giữ gìn và phát huy đến tận ngày nay ở những làng quê Việt Nam. Câu 2: Biểu cảm Câu 3: Thể thơ 7 chữ Câu 4: Tác dụng : so sánh vẻ đẹp của lúa thì con gái ( tức là lúa đang trổ đòng ) để làm nổi bật vẻ đẹp của lúa . Mượt mà non tơ , mon mởn , đầy hương thơm ngào ngạt của đồng nội , mềm mại như nhung . đó là cẻ đẹp chân quên , giqrn dị . Đồng thời làm tăng giá trị biểu đạt cho văn bản .
Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời
(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi. Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ