Mn tóm tắt bài xã luận này hộ e với ạ
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Shot on realme C2
Bài 9: Sau đây là một bài xã luận trong báo Nhân Dân (28/11/1996 trang 1 cột
Hãy tóm tắt bài xã luận này thành một văn bản ngăn hơn quãng 150 chữ. Hãy nói rõ
cách làm
Bảo vệ và phát triển rừng
Ngày 28-11-1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân trồng cây gậy
rừng. Từ đó, cứ mỗi độ xuân về, như một truyền thống đẹp, toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân ta lại nô nức tham gia " Tết trồng cây”. Giữa năm ngoái, Chính
phủ quyết định lấy ngày Bác Hồ kêu gọi trồng cây 28 – 11 là ngày Lâm Nghiệp
Việt Nam, nhắc nhở mỗi chúng ta có trách nhiệm và nghĩa vụ trồng cây, trồng
rừng vì sự xanh tươi của quê hương, đất nước.
Thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ, trồng cây đã trở thành phong trào quần
chúng rộng khắp, làm cho đất nước ngày càng xanh tươi. Là lực lượng tiên
phong trong phong trào trồng cây bảo vệ rừng, nghành Lập nghiệp đã góp phàn
không nhỏ vào việc xây dựng đồi rừng, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội miền
núi, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc và giữ
vững quốc phòng an ninh. Hàng nghìn tổ, đội ngũ lao động xã hội chủ nghĩa,
Anh hung Lao động, chiến sĩ thi đua và hơn 500 Huân chương lao động các loại
của nghành này là sự ghi nhận công lao to lớn của những người làm công tác
lâm nghiệp trong 35 năm qua. Nghành đã quy hoạch 19 triệu hec-ta đất lâm
nghiệp thành ba loại rừng phòng hộ, đặc dụng và sản xuất để phát triển nền lâm
nghiệp ổn định, xây dựng 60 khu rừng phòng hộ, đặc dung, 10 vườn rừng quốc
gia, 49 khu rừng bảo tồn thiên nhiên và 31 khu rừng văn hóa lịch sử.
Những cố gắng của nghành Lâm nghiệp là đáng ghi nhận, nhưng trong
thực tế, thiên nhiên và con người đang hang ngày, hang giờ làm mất đi một khối
lượng không nhỏ vốn rừng. Nhiều nơi rừng kiệt quệ, tỷ lệ che phủ thấp, đã và
đang làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Những thảm họa thiên tại
40
mấy năm gần đây đều có nguyên nhân từ khả năng phòng hộ của rừng bị suy
thoái.
Bảo vệ diện tích rừng hiện có, đồng thời nhanh chóng phủ xanh đất trống
đồi núi trọc là nhiệm vụ bức xúc hiện nay. Đây cũng là một nội dung chủ yếu
của Chương trình 327 đang được Nhà nước đầu tư hàn trăm tỷ đồng mỗi năm.
Đề làm tốt việc này, trước hết ta phải là cho rừng có chủ. Hiện nay, ngoài đất
rừng thuộc hơn 400 lâm trường quản lý, bảy triệu hec-ta rừng, đất rừng đã giao
tập thể quản lý, vẫn còn một nửa đất rừng và rừng chưa
cho hơn một triệu hộ
xác định rõ chủ. Điều đó đòi hỏi các cấp, các nghành có lien quan cần đẩy
mạnh công tác giao đất, khoản rừng theo đúng thủ tục và đạt chất lượng cao.
Nhà nước đã phân cấp quản lý, vạch ra các chương trình quản lý rừng. Chủ
trương đó chỉ đi vào cuộc sống một khi các nghành chức năng thục hiện đồng
bộ một loạt các biện pháp trên tất cả các mặt kinh tế, kỹ thuật và quản lý...
Trước hết phải quản lý và sử dụng có hiệt quả từng đồng vốn của mỗi chương
trình, làm sao để vốn đầu tư đến tạn hộ nông dân không thất thoát ở khâu khác.
Phát triển các hướng sử dụng nguyên liệu gỗ rừng hợp lý, tiết kiệm. Chuyển
nhanh nền lâm nghiệp thuần tủy quốc doanh, lấy khai thác làm chính sang nền
lâm nghiệp xã hội, lấy bảo vệ và phát triển vốn rừng là cơ bản. Xử lý tốt, có hiệu
quả mối quan hệ giữa trồng, bảo vệ, sử dụng gỗ rừng trong tiêu dung và xuất
khẩu v.v...
Nhân ngày Lâm nghiệp Việt Nam năm nay, nhắc nhở mỗi người chúng ta
thực hiện tốt Lời kêu gọi của Bác Hồ kính yêu năm xưa, đẩy mạnh việc bảo vệ,
trồng cây, trồng rừng, làm cho môi trường trong sạch, đất nước mãi mãi xanh tươi”.
Nhân Dân
41
0 Xem trả lời
246